Thạc Sĩ Hoàn thiện mô hình KTQT trong các doanh nghiệp Dược phẩm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện mô hình Kế Toán Quản Trị trong các doanh nghiệp Dược phẩm

    Lời nói đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Xã hội càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, càng mang tính đa dạng, phức tạp thì nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết và quan trọng.
    Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của một tổ chức để phục vụ nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế , sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt. Có thể nói, chính chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    Xuất phát từ yêu cầu và tính chất thông tin cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức có sự khác biệt nên thông tin kế toán được phân biệt thành thông tin KTTC và thông tin KTQT. Mặc dù KTQT mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã minh chứng được sự cần thiết và quan trọng của nó đối với công tác quản trị, điều hành các tổ chức, doanh nghiệp , đặc biệt là những đơn vị có quy mô lớn, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành trong phạm vi rộng. KTQT đã, đang và dần trở thành công cụ khoa học giúp nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng hoạt động, kiểm soát và ra quyết định.
    ở nước ta, KTQT mới chỉ được đề cập và vận dụng trong thời gian gần đây. Vì thế, việc hiểu để ứng dụng có hiệu qủa KTQT ở các doanh nghiệp có ý nghĩa lớn lao để tăng cường khả năng hội nhập, tạo nên sự an toàn cho nhà quản trị khi có trong tay một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp nói chung và các DNKDDP nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết. Đây chính là lý do tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:
    " Hoàn thiện mô hình KTQT trong các doanh nghiệp Dược phẩm"
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    - Đề tài góp phần làm rõ bản chất, nôị dung, phương pháp nghiên cứu và việc tổ chức công tác KTQT trong các DNKDDP.
    - Thông qua việc nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng KTQT trong các DNKDDP ở Việt Nam, từ đó đưa ra mô hình tổ chức công tác KTQT trong các đơn vị này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Trọng tâm nghiên cứu của luận văn là xác định nội dung KTQT, nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả ở các DNKDDP ở nước ta, từ đó đưa ra phương hướng mô hình tổ chức công tác KTQT ở các DNKDDP.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    Luận văn đã trình bày và làm rõ sự cần thiết, cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức công tác KTQT trong các DNKDDP.
    Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng KTQT trong các DNKDDP, luận văn đã phân tích những vấn đề còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác KTQT trong các DNKDDP.
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:

    Chương 1 : Lý luận chung về KTQT trong doanh nghiệp.

    Chương 2 : Thực trạng và tổ chức công tác KTQT trong các DNKDDP ở Việt Nam hiện nay.

    Chương 3 : Phương hướng tổ chức công tác KTQT trong các DNKDDP ở Việt Nam hiện nay.




    Mục lục
    lời nói đầu 1
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị trong
    doanh nghiệp 4
    1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị 6
    1.1.3. Kế toán quản trị với chức năng quản lý 8
    1.1.4. Phân biệt kế toán quản trị và kinh tế tài chính 10
    1.2. Nội dung và phạm vi của kế toán quản trị trong
    doanh nghiệp 13
    1.2.1. Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị
    cung cấp 13
    1.2.2. Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan
    hệ với chức năng quản lý 15
    1.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp 16
    1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT
    trong doanh nghiệp 16
    1.3.2. Nội dung tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp 17
    1.4. Sự biểu hiện của KTQT trong hệ thống kế toán Việt Nam 21
    1.5. Các mô hình tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp 23
    1.5.1 Mô hình tổ chức kết hợp KTQT vơí KTTC 23
    1.5.2. Mô hình tổ chức tách riêng KTQT với KTTC 24

    Kết luận chương 1 25


    Chương 2:
    Thực trạng tổ chức công tác KTQT trong
    các doanh nghiệp KDDP ở Việt Nam hiện nay. 27
    2.1. Lịch sử hình thành KTQT và quá trình ra đời KTQT ở
    Việt Nam 27
    2.1.1.Lịch sử hình thành KTQT 27
    2.1.2. Quá trình ra đời KTQT ở Việt Nam 29
    2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý và tổ chức
    bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp KDDP 33
    2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 33
    2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 36
    2.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 37
    2.3. Thực trạng tổ chức công tác KTQT trong các doanh
    nghiệp KDDP hiện nay ở Việt Nam 39
    2.3.1. Thực trạng tổ chức công tác KTQT 39
    2.3.2. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác KTQT 56
    2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế 59
    2.4. Liên hệ với kinh nghiệm tổ chức công tác KTQT ở một số
    nước trên thế giới 61
    2.4.1. Mô hình tổ chức công tác KTQT ở Liên Xô cũ 61
    2.4.2. Mô hình tổ chức công tác KTQT ở Pháp 61
    2.4.3. Mô hình tổ chức công tác KTQT ở Anh và Mỹ 62

    kết luận chương 2 .62
    Chương 3:
    Phương hướng tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp KDDP ở Việt Nam hiện nay. 64
    3.1. Sự cần thiết và yêu cầu tổ chức công tác KTQT trong các
    doanh nghiệp KDDP hiện nay 64
    3.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác KTQT trong các
    doanh nghiệp KDDP 64
    3.1.2. Yêu cầu chủ yếu của tổ chức công tác KTQT trong các
    doanh nghiệp KDDP 65
    3.2. Phương hướng tổ chức công tác KTQT ở các doanh
    nghiệp KDDP trong điều kiện hiện nay. 67
    3.2.1. Nội dung cơ bản tổ chức công tác KTQT trong các
    DNKDDP 67
    3.2.2. Tổ chức bộ máy KTQT trong các DNKDDP 84
    3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức công tác KTQT
    trong các doanh nghiệp KDDP 86
    3.3.1. Nhân tố khách quan ( thuộc về Nhà nước ) 86
    3.3.2. Nhân tố chủ quan ( thuộc về doanh nghiệp ) 87
    Kết luận chương 3 .87
    Kết luận 88
    Tài liệu tham khảo 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...