Luận Văn Hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học lớp 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng


    MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài
    Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên phạm
    vi thế giới, khoa học công nghệ đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” trong đó
    yếu tố trí tuệ có vai trò quyết định nhất trong mối tương quan với các yếu tố tài
    nguyên thiên nhiên, vốn và sức lao động. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
    đại đang tiếp tục phát triển ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất đồng thời
    thúc đẩy quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương
    mại và nhiều lĩnh vực khác. Trước tình hình đó, nước ta có nhiều thời cơ thuận lợi
    để phát triển đất nước, nhưng cũng có lắm thử thách, cạnh tranh gay gắt. Nhà nuớc
    ta coi giáo dục và đào tạo, khoa hoc và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền
    tảng và động lực thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để khoa học
    và công nghệ được ứng dụng một cách tối ưu nhất đòi hỏi phải phấn đấu xây dựng
    xã hội phồn vinh – xã hội “dựa vào tri thức”, tư duy sáng tạo, tài năng sáng chế của
    con người . Đó là nhiệm vụ mà nền giáo dục nước ta đang phải giải quyết. Nghị
    quyết tại Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo
    dục nước ta trong giai đoạn mới là: nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ
    chức, nội dung, phương pháp dạy học, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
    hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Nhằm nâng cao trình độ tư duy, phát huy
    tích cực và tự học của học sinh, nhà nước ta đã sử dụng phương pháp hiện đại vào
    giảng dạy, phân ban, thay sách giáo khoa.
    Tuy nhiên, từ trước đến nay đa số giáo viên tại các trường phổ thông chủ yếu
    sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học hóa học. Hóa học là môn khoa học
    thực nghiệm, nếu không có sự trải nghiệm thì sự lĩnh hội không thể sâu sắc và bền
    chặt được. Một tiết dạy không thể nào dùng lời nói diễn đạt rõ ràng, hết ý, trọn vẹn
    khối lượng kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt đến học sinh. Bổ sung cho lời
    nói có tính trừu tượng thì thiết bị dạy học, thí nghiệm hóa học là cụ thể, hình thành
    ở học sinh kỹ năng tư duy, nắm, hiểu sâu và vận dụng tốt kiến thức.
    Do điều kiện còn hạn chế, thiết bị day học chưa đảm bảo đầy đủ, một số giáo
    viên chưa thật sự lồng ghép thực nghiệm và lý thuyết của môn học với nhau, chưa
    thể hiện rõ ý nghĩa trực quan của thí nghiệm hóa học. Với mong muốn được góp
    phần nhỏ của mình vào quá trình hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp thí nghiệm cũng
    như thiết bị dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ
    thông, từng bước xây dựng xã hội trí tuệ bên cạnh các môn khoa học khác. Tôi
    quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử dụng
    thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học
    lớp 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng”.
    II. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu vai trò và hệ thống thí nghiệm hóa học, thiết bị dạy học trong dạy
    học hóa học ở trường trung học phổ thông.
    - Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học,
    thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học lớp 10 ở trường
    trung học phổ thông .
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu các định hướng, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông nói
    chung, dạy học hóa học nói riêng.
    - Nghiên cứu hệ thống, vai trò, thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học, thiết
    bị dạy học ở tường trung học phổ thông.
    - Nghiên cứu đặc điểm học sinh thành phố Đà Nẵng trong việc dạy học hóa
    học ở trường trung học phổ thông.
    - Nghiên cứu hệ thống và hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử dụng thí
    nghiệm hóa học trong dạy học hóa học ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng.
    - Đề xuất hướng trang bị và sử dụng hợp lí phương tiện kỹ thuật trong dạy
    học hóa học ở trường phổ thông thành phố Đà Nẵng.
    IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    1/ Nghiên cứu lí luận
    - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, của nhà nước, của bộ giáo dục
    và đào tạo về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
    - Nghiên cứu tài liệu tham khảo đề cập vấn đề dạy học hóa học ở trường
    trung học phổ thông.
    2/ Nghiên cứu thực tiễn
    - Quan sát khách quan
    - Dự giờ giáo viên giảng dạy
    - Trao đổi trò chuyện
    V. Đóng góp của đề tài
    - Nghiên cứu hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học
    và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học lớp 10 ở trường
    trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng nói riêng và các trường THPT nói chung.
    - Đề xuất sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học đổi mới phương
    pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học.
    - Đề xuất hướng trang bị và sử dụng hợp lí phương tiện dạy học ở các trường
    THPT thành phố Đà Nẵng.


    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KĨ
    THUẬT, PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ THIẾT
    BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
    Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
    1.1. Phương hướng đổi m ới phương pháp dạy học trên thế giới và nước ta
    1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học [9], [10]
    Phương pháp: là một phạm trù hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động.
    Ngoài ra, phương pháp còn được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, các thao tác có
    thể nhằm từ những điều kiện nhất định ban đầu tới một mục đích định trước.
    Phương pháp dạy: cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức, chỉ đạo
    hoạt động nhận thức của trò.
    Phương pháp học: cách thức hoạt động của trò trong việc chủ động chiếm
    lĩnh kiến thức, kĩ năng.
    Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của
    thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho
    trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”
    Có nhiều cách định nghĩa về phương pháp dạy học tuy nhiên có thể hiểu
    rằng: Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới
    sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo phát
    triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan XHCN.
    Những quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học chủ yếu xoay quanh
    vai trò của người dạy, cách dạy và vai trò của người học, cách học.
    1.1.2. Đổi m ới phương pháp dạy học trên thế giới và nước ta [5], [7]
    Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là tổ chức cho con người
    được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo trong đó
    việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi. Đổi mới phương pháp giáo


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Hóa học 10 Nâng cao, NXB
    Giáo dục, 2006.
    [2]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên) – Lê Mậu Quyền (chủ biên), Hóa học 11
    nâng cao, NXB Giáo dục, 2006.
    [3]. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Hóa học 12 nâng cao, 2011.
    [4]. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá
    trình dạy học, NXB Giáo dục – Đào tạo giáo viên.
    [5]. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Đại học sư
    phạm Hà Nội, 2008.
    [6]. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục –
    Hà Nội, 1999.
    [7]. Nguyễn Sinh Huy, Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai
    đoạn hiện nay, Nghiên cứu giáo dục, 1995.
    [8]. Nguyễn Bá Kim (chủ trì), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học các môn
    nghiệp vụ trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Đề tài khoa học cấp ĐHQG – Hà
    Nội.
    [9]. Nguyễn Ngọc Quang – Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh, Lí luận dạy học
    hóa học, NXB Giáo dục, 1997.
    [10]. Thái Duy Tuyên, Một số vấn đề hiện đại lí luận dạy học hiện đại, Viện
    KHQG, 1992.
    [11]. Trần Quốc Đắc – Nguyễn Phú Tuấn, Chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm hóa
    học từ các vật liệu phế thải giá thành hạ, Tạp chí THPT, Số 21/1998.
    [12]. Trịnh Văn Biểu, Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học, Trường
    ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 2001.
    [13]. TS.Nguyễn Văn Tuấn (chủ biên), Phương pháp giảng dạy, Trường ĐHSP Kỹ
    Thuật – TP. Hồ Chí Minh, 2007.
    [14]. ThS.Phan Văn An, Phương pháp giảng dạy, ĐHSP – Đà Nẵng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...