Thạc Sĩ Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Trợ giảng là một trong những giai đoạn của các chức danh nhà giáo, là bước quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho các phẩm chất và năng lực sư phạm của người GV. Hoàn thiện KNDH cho TG là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV ở trường ĐHQS hiện nay. Thực tiễn sư phạm cho thấy, trong quá trình phát triển đội ngũ GV, TG được quan tâm rèn luyện, hoàn thiện thường xuyên sẽ tạo ra một thế hệ GV kế cận có năng lực sư phạm tốt, có phẩm chất nhân cách mẫu mực, thực sự là tấm gương mẫu mực cho HV noi theo. Tuy nhiên, hoàn thiện KNDH cho TG hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi cần có một cơ sở khoa học xác đáng, phương hướng, biện pháp thực hiện phù hợp, khả thi với trường ĐHQS, sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể mới tạo sự chuyển biến tích cực.
    Đề tài Luận án “Hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay” được thực hiện với mong muốn đưa ra các kiến giải khoa học góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận hoàn thiện KNDH cho TG; đánh giá thực trạng trình độ KNDH và thực trạng hoàn thiện KNDH cho TG ở trường ĐHQS, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, đề xuất biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS. Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Để phát triển đất nước, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Đảng ta đã xác định rõ: “phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [16, tr.131]. Trong đó, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng năng lực sư phạm và đạo đức nhà giáo, đảm bảo đội ngũ nhà giáo “đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [16, tr.216].
    Hoàn thiện KN nghề nghiệp là một yêu cầu thường xuyên của bất cứ ngành nghề nào. KNDH là một trong những KN quan trọng của người GV ở ĐHQS, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm trong cấu trúc văn hoá sư phạm của người GV, không có KNDH hoặc KNDH yếu, GV sẽ không đảm nhiệm được chức năng chủ yếu của mình. Hoàn thiện KNDH là yêu cầu thường xuyên, liên tục và bắt buộc đối với người GV nói chung, trong ĐHQS nói riêng. Nghị quyết số 86 của ĐUQSTƯ về Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn” [19, tr.22]. Đây cũng là những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi GV trong qúa trình tự hoàn thiện mình. Những năm qua, nhìn chung đội ngũ GV ở ĐHQS đã đảm đương được nhiệm vụ, phát huy được chức năng của mình trong giáo dục và đào tạo. Một số GV phát triển tốt cả về phẩm chất và năng lực sư phạm, trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường quân đội còn: “Thiếu về số lượng và tỷ lệ đạt chuẩn về chất lượng còn thấp Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế”[19, tr.7].
    Trong quá trình đào tạo tại các nhà trường, HV được trang bị hệ thống kiến thức và KN sư phạm chung cho hoạt động nghề nghiệp tương lai. Sau khi ra trường nhận công tác ở các trường ĐHQS, để trở thành GV, họ phải trải qua thời gian làm TG để tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn sư phạm quân sự. Thời kỳ TG chính là giai đoạn “quá độ” quan trọng để họ có thể chuyển hoá từ HV thành GV, đây cũng là thời gian để TG tập làm các công việc của người GV trong thực tiễn nghề nghiệp.
    Trợ giảng là lực lượng GV kế cận quan trọng ở các trường ĐHQS. Thực tiễn sư phạm hiện nay cho thấy, TG sau khi được phân công đảm nhiệm công tác giảng dạy đã phát huy được vai trò, chức trách của mình, thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện tay nghề sư phạm, tu dưỡng phẩm chất nhân cách. Nhiều đồng chí đã vươn lên trở thành GV có uy tín trong công việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số đồng chí trong thời kì TG chất lượng thực hiện nhiệm vụ còn chưa cao; nắm và vận dụng các KNDH vào thực tiễn sư phạm quân sự còn lúng túng, nhiều KNDH còn chưa thành thạo (kể cả những KNDH đơn giản); “Khả năng tư duy, năng lực thực hành độc lập sáng tạo và quản lý bộ đội còn yếu”[17, tr.3], chưa đáp ứng được yêu cầu chức trách, nhiệm vụ; chậm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn sư phạm quân sự; một số KNDH cơ bản chưa được chú ý và rèn luyện đúng mức, nặng về làm theo mẫu đơn thuần; chất lượng BG chưa cao, chưa làm chủ được nội dung và phương pháp, cách thức truyền đạt kiến thức còn đơn điệu . Nguyên nhân, do TG nặng về học theo, bắt chước, chưa tích cực rèn luyện KNDH; phương pháp tư duy sư phạm của một bộ phận TG còn yếu; trải nghiệm thực tiễn sư phạm quân sự, lãnh đạo, chỉ huy còn ít; một số chưa qua đào tạo sư phạm. Mặt khác, công tác bồi dưỡng, hoàn thiện KNDH nói riêng, năng lực sư phạm nói chung của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cho TG còn ít được quan tâm tổ chức thường xuyên, trong khi “Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế” [19, tr.7], các tiêu chí và xét công nhận các chức danh nhà giáo ở ĐHQS còn chưa thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thực hiện nhiệm vụ và ý chí vươn lên của TG. Quá trình hoàn thiện KNDH cho TG trong các trường ĐHQS hiện nay còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch, nội dung, chương trình hoàn thiện cụ thể. Một số TG bằng lòng với hiện tại, sự tiến bộ còn chậm.
    Hiện nay, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã và đang đặt ra những yêu cầu cao trong việc chuẩn hoá chất lượng đội ngũ GV ở ĐHQS, buộc họ phải không ngừng trau dồi, tự hoàn thiện thường xuyên mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học ở các trường ĐHQS thì việc hoàn thiện KNDH cho TG trong thời kỳ tập sự là một trong những vấn đề cấp thiết để tạo ra một thế hệ GV kế cận có “tâm”, có “tầm”, hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay", để nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa ra những kiến giải khoa học trước thực trạng nêu trên.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG nhằm góp phần nâng cao năng lực sư phạm của TG trong các trường ĐHQS hiện nay.
    4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng GV ở các trường ĐHQS.
    * Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS.
    * Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài đi sâu nghiên cứu tìm ra các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự, làm cho KNDH của họ thuần thục hơn, chuẩn bị và tiến hành BG trên lớp đạt hiệu quả hơn. Sau thời gian tập sự, TG có đủ điều kiện để trở thành GV.
    Kỹ năng dạy học bao gồm hệ thống rất nhiều các KN và nằm trong hệ thống các KN sư phạm có quan hệ biện chứng với nhau. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các KNDH mà dựa trên hệ thống các KNDH của người GV ở ĐHQS, chúng tôi tập trung đi sâu vào hoàn thiện KN chuẩn bị và tiến hành BG trên lớp (lý thuyết) cho TG với các KN cơ bản, phục vụ cho hoạt động dạy học của TG trong thời gian tập sự đạt hiệu quả.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    5.1. Những đóng góp mới của Luận án
    Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS. Với cách tiếp cận, tác giả đã đưa ra quan niệm mới về hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay. Theo đó, hoàn thiện KNDH là một khái niệm động, được tiến hành thường xuyên đối với GV đại học nói chung, GV ở ĐHQS nói riêng. Mục tiêu và nội dung hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng là hoàn thiện theo chuẩn chức danh nhà giáo, đồng thời hoàn thiện theo yêu cầu phát triển mới của lý luận dạy học và thực tiễn sư phạm quân sự. Đặc biệt, Luận án đã xây dựng được hệ thống các KNDH cơ bản mà TG cần hoàn thiện trong thời gian tập sự.
    Luận án đã đề xuất các biện pháp và quy trình hoàn thiện KNDH của TG trong thời gian tập sự, đây cũng là quy trình chung góp phần hoàn thiện KNDH cho GV ở trường ĐHQS hiện nay.
    5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
    Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng GV ở ĐHQS hiện nay, đặc biệt sẽ là nội dung tham khảo hữu ích trong công tác xây dựng, phát triển lực lượng GV ở các trường ĐHQS.
    Trên cơ sở hướng tới tìm ra các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG, Luận án còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, xây dựng và phát triển đội ngũ GV ở các trường ĐHQS hiện nay; bồi dưỡng, rèn luyện thói quen hành vi, KN và phương pháp tự hoàn thiện cho TG.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Apđuninna (1978), Hình thành cho sinh viên những KNDH trong việc tổ chức công tác giáo dục học sinh, Tuyển bài báo Minsk, Nxb GD, Hà Nội.
    2. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống KN giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện KN đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
    3. Lương Gia Ban (Chủ biên) (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
    4. Bộ tổng tham mưu, Cục nhà trường (2008), Những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học trong nhà trường quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội.
    5. Phan Văn Các (1998), “Một số vấn đề TLH trong tư tưởng Khổng Tử”, Tạp chí nghiên cứu – Viện Tâm lý học – Trung tâm KHXH&NV quốc gia (2), tr. 17 – 19.
    6. Hoàng Đình Châu (Chủ biên) (2005), Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.
    7. Hoàng Chúng (1989), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb GD, Hà Nội.
    8. Côvaliôp. A.G (1971, Tâm lý học cá nhân, Tập 2, Nxb GD, Hà Nội.
    9. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Thực tập sư phạm, Hà Nội.
    10. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Nhà trường trung học và người giáo viên trung học, Nxb GD, Hà Nội.
    11. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành KN sư phạm cho giáo sinh sư phạm, Hà Nội.
    12. Nguyễn Hữu Dũng (1996), Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội.
    13. Sử Khiết Doanh, Trâu Tú Mẫn (Biên soạn) (2000), KN tổ chức lớp, KN biến hoá trong giảng dạy, Nxb GD, Hà Nội, 2009.
    14. Sử Khiết Doanh, Lưu Tiểu Hoà (Biên soạn) (2000), KN giảng giải, KN nêu vấn đề, Nxb GD, Hà Nội, 2009.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai; Khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
    17. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (1994), Nghị quyết 93/ĐUQSTW về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ nhân viên chuyên môn kĩ thuật và xây dựng nhà trường chính quy.
    18. Đảng uỷ quân sự Trung ương (2004), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 93/ĐUQSTƯ, Ngày 32/3/2004.
    19. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Nxb QĐND, Hà Nội.
    20. Vương Bảo Đại, Điền Nhã Thanh, Cận Đông Xương, Tào Dương (Biên soạn) (2000), KN dẫn nhập, KN kết thúc, Nxb GD, Hà Nội, 2009.
    21. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
    22. Đavyđov V.V (2000), Các dạng khái quát trong dạy học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, Người dịch: Bùi Văn Huệ.
    23. Nguyễn Phương Đông (2000), “Phát triển KN giáo dục đạo đức quân nhân của cán bộ chính trị phân đội”, Tạp chí Giáo dục lí luận chính trị quân sự,Học viện chính trị quân sự, số 3.
    24. Gônôbôlin PH.N (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tập 1, Nxb GD, Hà Nội.
    25. Mai Văn Hoá (2004), Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV đào tạo sĩ quan ở các trường đại học quân sự, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
    26. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học, tập 1,2, Nxb GD, Hà Nội.
    27. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thị Đức (1994), Lý luận dạy học đại học, Đại học sư phạm Hà Nội.[FONT=Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif][FONT=verdana, tahoma, arial]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...