Luận Văn Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam






    mục lục




    Lời cam đoan ii mục lục . iii Danh mục ký hiệu viết tắt .v Danh mục bảng biểu vi Danh mục sơ đồ vi Danh mục biểu đồ vi mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án: 1
    2. Tổng quan về các nghiên cứu .2
    2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án: .4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
    4. Phương pháp nghiên cứu: .5
    5. Những điểm mới của luận án: 6
    6. Bố cục CủA LUậN áN 6 chương 1 cơ sở lý luận về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ .7
    1.1. vai trò và nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp .7
    1.2. tổng quan về Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 16
    1.3. kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp 26
    1.4. tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .34
    1.5. Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ .38
    1.6. mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với quản trị tài chính và vấn đề Tổ chức kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính các doanh
    nghiệp vừa và nhỏ .71
    Kết luận chương 1 .77
    Chương 2: thực trạng kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam .78
    2.1. tổng quan về tình hình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam .78
    2.2. đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam có ảnh hưởng tới kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính 85
    2.3. thực trạng kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
    việt nam .90
    2.4. Kinh nghiệm - Một số mô hình kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ của các đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu 114
    2.5. đánh giá thực trạng Kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam 128
    Kết luận chương 2 .146
    Chương 3: hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam .147
    3.1. sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong
    các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam 147
    3.2. Nguyên tắc và quan điểm hoàn thiện 153







    3.3. Các giải pháp hoàn thiện kiểm tra báo cáo tài chính trong các doanh
    nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 157
    3.4. Các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam 166
    3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện .181
    Kết luận chương 3 .187
    kết luận 188
    Danh mục công trình đH công bố của tác giả .191
    Danh mục tài liệu tham khảo .192
    Phụ lục .195











    Danh mục ký hiệu viết tắt










    BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh


    BCTC Báo cáo tài chính


    BTC Bộ Tài chính


    CF Chi phí


    CFBH Chi phí bán hàng


    CFQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp


    DN Doanh nghiệp


    DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ


    DT Doanh thu


    ĐTDH Đầu tư dài hạn


    ĐTNH Đầu tư ngắn hạn


    HN Hà Nội


    KTQD Kết quả kinh doanh


    NV Nguồn vốn


    NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tài sản
    TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động
    VN Việt Nam











    Danh mục bảng biểu


    Biểu số 1.1. Chỉ tiêu phân loại DNVVN của một số nước trên thế giới 39
    Biểu số 2.1: Số doanh nghiệp vừa và nhỏ đến ngày 31/12/2005 phân theo quy mô vốn và loại hình
    doanh nghiệp .80
    Biểu số 2.2: Số doanh nghiệp vừa và nhỏ đến ngày 31/12/2005 phân theo quy mô lao động và loại hình doanh nghiệp .83
    Biểu số 3.1. Mô hình xây dựng nội dung kiểm tra BCTC gắn với các nội dung quản trị TCDN .163
    Biểu số 3.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC theo nội dung quản trị tài chính 173
    Biểu số 3.3: Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC theo hiệu lực thời gian quyết định quản trị .176
    Biểu số 3.4: Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC theo loại hình quyết định quản trị .176








    Danh mục sơ đồ


    Sơ đồ 1.1: Vị trí của báo cáo kế toán .17
    Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa các tỉ suất về khả năng sinh lời và các BCTC .68
    Sơ đồ 1.3: Quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với Quản trị TCDN 73
    Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vừa và nhỏ ở
    Việt Nam. 87
    Sơ đồ 2.2: Mô hình tổng quát bộ máy kế toán của các DNVVN ở Việt Nam .89
    Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm tra báo cáo tài chính tại các DNVVN có vốn nhà nước 102
    Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty THHH VECOM Tech .110
    Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH VECOM Tech .110
    Sơ đồ 2.6: Khái quát những vấn đề tồn tại trong phân tích báo cáo tài chính trong các DNVVN ở VN
    .145
    Sơ đồ số 3.1: Khái quát hệ thống nguyên tắc hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam .154
    Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. .160
    Sơ đồ 3.3: Quy trình xây dựng chế độ kế toán gắn với mục tiêu phân tích BCTC 167
    Sơ đồ 3.4: Mô hình phân tích Suất sinh lời của vốn đầu tư trong các DN nhỏ 178
    Sơ đồ 3.5: Tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong mối quan hệ với kiểm tra BCTC và quản trị tài chính DN .180








    Danh mục biểu đồ


    Biểu đồ số 2.1: Tỉ lệ về số lượng các DN ở VN theo quy mô vốn đầu tư . 81
    Biểu đồ số 2.2: Cơ cấu DN vừa và nhỏ ở VN theo quy mô vốn đầu tư . 82
    Biểu đồ số 2.3: Cơ cấu số lượng DN vừa và nhỏ ở VN theo quy mô vốn và loại hình DN . 83
    Biểu đồ số 2.4: Tỉ trọng các loại DN phân loại theo quy mô lao động . 84









    mở đầu




    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án:


    Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đ` đạt được nhiều thành tựu
    đáng kể. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và hội nhập với khu vực và quốc tế đang ngày càng được đẩy mạnh. Trong giai đoạn hiện nay, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển doanh nghiệp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong đó, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan, do loại hình doanh nghiệp này có nhiều ưu
    điểm và lợi thế để phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường.


    Qua nhiều năm phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đ` chứng minh tầm quan trọng và đ` có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Những yêu cầu khách quan của nền kinh tế đ` đem lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ những cơ hội lớn để phát triển và khẳng định mình, tuy nhiên đây cũng là những thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp này phải vượt qua để tồn tại và phát triển. Để có thể tồn tại và phát triển ổn định trong nền kinh tế thị trường, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc phát triển kinh tế chung của đất nước các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phải quan tâm đến việc tăng cường hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Tăng cường hiệu quả sản xuất - kinh doanh được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Một trong những vấn đề được coi trọng hàng đầu đó là tăng cường hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.


    Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Kiểm tra và Phân tích các báo cáo tài chính là một trong những biện pháp quan trọng mà các nhà quản lý cần thực hiện. Kết quả kiểm tra và phân tích chính xác, kịp thời, khoa học là cơ sở quan trọng để ra các quyết định có tính chiến lược trong quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính cũng góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.


    Tuy nhiên, việc kiểm tra và phân tích các báo cáo tài chính hiện chưa được sự quan tâm thích đáng trong quá trình quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, hệ thống phương pháp và chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp này







    cũng còn nhiều bất cập. Việc tổ chức kiểm tra (về nội dung, phương pháp kiểm tra) các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thể hiện nhiều yếu kém.


    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đ` chọn vấn đề: hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam để làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.


    2. Tổng quan về các nghiên cứu


    Các vấn đề về báo cáo tài chính, quản trị tài chính, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính cũng như các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ đ` được một số tác giả ở Việt Nam nghiên cứu từ cuối những năm 80. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu đều chỉ tập trung vào một vấn đề hoặc một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Tác giả Phạm Thị Gái (năm 1988) trong luận án “Hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế trong công nghiệp khai thác” đ` đề cập đến các vấn đề về phân tích báo cáo tài chính tuy chỉ là một phần trong các phân tích hiệu quả kinh tế. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (năm 2002) trong luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” đ` đề cập khá sâu đến phương pháp, kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, tuy nhiên, phần giải pháp và vận dụng chủ yếu tập trung vào đặc thù của các doanh nghiệp xây dựng. Tác giả Trần Thị Nam Thanh (năm
    2004) cũng đề cập đến tổ chức kế toán và quản trị tài chính đối với loại hình doanh
    nghiệp vừa và nhỏ trong luận án “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ”. Các đề xuất của luận án này chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có nội dung liên quan đến tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, tổ chức lập, trình bày báo cáo tài chính. Ngoài ra, còn khá nhiều nghiên cứu trong nước khác: Trần thị Cẩm Thanh (năm 2001) với nghiên cứu “Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tại các Công ty Xổ số Kiến thiết khu vực Nam Trung Bộ”; Nguyễn Đình Hà (năm 2002) với đề tài “Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam”; Nguyễn Văn Hiếu (năm 2003) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tài chính trong các DN xây dựng Việt Nam”; Vũ Văn Hoàng (năm 2003) nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện hệ







    thống báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”; Cung Tố Lan (năm 2004) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện lực I”; Nguyễn Thị Hương (năm 2005) nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại các DN ngành điện khu vực phía Bắc”; Đỗ Quỳnh Trang (năm 2006) nghiên cứu về “Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại TCT XD công trình giao thông I”; Nguyễn Thị Hằng (năm 2006) nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các Công ty cổ phần Dược Việt Nam”; Lê Việt Anh (năm 2007) nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp dệt may tỉnh Hải Dương”; Phạm Thị Thanh (2007) nghiên cứu về “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tập đoàn Phú Thái”; Các tác giả nước ngoài cũng có nhiều nghiên cứu về các vấn đề này: Clyde P.Stickney (năm 1990) đi sâu nghiên cứu việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nguyên tắc chung của kế toán, tập trung nghiên cứu việc phân tích báo cáo tài chính nhằm mục tiêu đánh giá lợi ích và rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp; Clyde P.Stickney và Paul R.Brown (năm 1999) có những nghiên cứu sâu hơn về việc trình bày báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nội dung nghiên cứu tập trung nhiều vào việc sử dụng các phương pháp toán học trong phân tích báo cáo tài chính; Richard G.P.McManhon, Scott Holmes, Patrick J.Hutchinson và David M.Forsaith (năm 1993) đ` nghiên cứu khá đầy
    đủ về quản trị tài chính trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ .


    Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho đến nay chủ yếu
    đi sâu vào xem xét một trong số các vấn đề: hệ thống báo cáo tài chính; kiểm tra, kiểm soát; phân tích báo cáo tài chính hoặc phân tích tình hình tài chính; tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ các nghiên cứu hầu hết giới hạn phạm vi trong một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế cụ thể, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào
    ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp tới các vấn đề về quản trị tài chính, phân tích báo cáo tài chính hay nghiên cứu quá trình xây dựng hệ thống báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Ham, hơn nữa, cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập
    đến mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn với mục tiêu tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.







    Chính vì vậy, luận án cần làm rõ bản chất, chức năng, vai trò của quản trị tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ tới các vấn đề trên, đồng thời, phải làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề này; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính gắn với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


    3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án:


    3.1. Mục đích nghiên cứu của luận án


    - Hệ thống hoá lý luận cơ bản về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với quản trị tài chính doanh nghiệp.


    - Nghiên cứu thực trạng tình hình kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.


    - Đề ra các quan điểm và phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


    3.2. ý nghĩa nghiên cứu của luận án


    - Khẳng định vai trò quan trọng của các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.


    - Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong việc tăng cường hiệu quả quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


    - Đề xuất được những quan điểm và biện pháp thực hiện khả thi đối với kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính góp phần tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


    - Góp phần hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.







    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


    4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án


    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động kiểm tra và phân tích các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được xem xét gắn với mục tiêu tăng cường quản trị tài chính. Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu, phương pháp, cách thức tổ chức và thực hiện các quá trình kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính và việc sử dụng thông tin kết quả phân tích trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


    4.2- Phạm vi nghiên cứu của luận án


    Phạm vi nghiên cứu của luận án là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể với hai loại hình cơ bản là công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng; các công ty kiểm toán; các ngân hàng thương mại; các công ty tư vấn tài chính và đầu tư; các công ty quản lý quỹ








    5. Phương pháp nghiên cứu:


    - Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy logic để phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt
    động kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này.


    - Quán triệt các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu


    - Sử dụng các phương pháp của thống kê kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế,
    đồng thời áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả định tính và định lượng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.


    - Số liệu trình bày trong luận án có thể được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể thuộc các ngành sản xuất kinh doanh đ` nêu trên, số liệu thống kê quốc gia, số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số liệu của Ngân hàng thế giới và các Website của các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.







    6. Những điểm mới của luận án:


    - Trình bày một cách khoa học và toàn diện về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn.


    - Làm rõ mối liên hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


    - Đưa ra các kiến nghị khả thi về xây dựng và hoàn thiện phương pháp, hệ thống chỉ tiêu kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


    7. Bố cục CủA LUậN áN


    Tên luận án “Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”.


    Luận án gồm: Mở đầu, ba chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.




    Tên gọi của 3 chương cụ thể như sau:


    Chương 1 :


    cơ sở lý luận về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Chương 2:


    Thực trạng kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam
    Chương 3:


    hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam
     
Đang tải...