Luận Văn Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
    quản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và quản lý quỹ ngân sách
    của Kho bạc nhà nước (KBNN) nói riêng đã có sự đổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại
    những kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ đắc
    lực trong điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu NSNN những năm qua,
    ngoài việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế -
    xã hội, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
    triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của quy trình
    quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nói riêng còn bộc lộ những
    khiếm khuyết, kém hiệu quả. Năm 2006, kiểm toán nhà nước đối với ngân sách 2005 cho
    thấy có 7.622,5 tỉ đồng thu, chi sai nguyên tắc phải xử lý, trong đó có 1.339,5 tỉ đồng là
    tiền từ NSNN. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều
    hình thức làm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi các khoản
    vượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai qui định; hỗ trợ không đúng chế độ, chi
    vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm, . Riêng trong lĩnh vực chi tiêu hành chính, thất thoát
    lên đến 661,8 tỉ đồng. Hầu hết các tỉnh được kiểm toán đều chi ngân sách thường xuyên vượt
    dự toán. Cá biệt, có những tỉnh chi vượt dự toán rất cao, trên 100%.
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về
    thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tháng 12 năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chống
    lãng phí được ban hành. Tất cả các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai
    thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các
    nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn.
    KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về
    chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm,
    chống lãng phí.




    Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, thu không đủ bù chi. Với nguồn
    ngân sách hạn hẹp, lại phải dành một phần không nhỏ để chi cho đầu tư phát triển. Vì vậy,
    để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước
    (QLNN) trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì việc hoàn thiện kiểm soát chi nhằm tiết kiệm, chống
    lãng phí trong chi thường xuyên là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Đây cũng là lý do
    của việc chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua
    kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre”.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Do chi ngân sách là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đến
    nay đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, chẳn hạn như:
    - Đổi mới quản lý chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng, của tác giả Phan Quản Thống,
    Luận văn thạc sĩ, 1999.
    - Quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, của tác giả Lương
    Quang Tịnh, Luận văn thạc sĩ, 2000.
    - Đổi mới quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, của tác giả Đinh Cẩm
    Vân, Luận văn thạc sĩ, 2000.
    - Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,
    của tác giả Dương Ngọc Ánh, Luận văn thạc sĩ, 2002.
    - Kiểm soát chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN Hà Nội - thực trạng và giải
    pháp, của tác giả Phùng Quang Anh, Luận văn thạc sĩ, 2006.
    -Quản lý ngân sách nhà nước, của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng, Nxb Thống kê, Hà
    Nội, 2006.
    - Kiểm soát chi có chuyển về chất nhưng chưa mạnh, của tác giả Nguyễn Công Điều,
    Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 41/2005, tr.24-26.
    - Kiểm soát chi ngân sách - giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN,
    của tác giả Nguyễn Thị Chắt, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 38/ 2005.
    - Một số ý kiến về công tác kiểm soát chi ngân sách qua KBNN, của tác giả Nguyễn
    Văn Biểu, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 42/2005.
    - Hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên qua một năm thực hiện Luật NSNN
    sửa đổi, của tác giả Trần Thị Thảo, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 37/2005.
    - Kiểm soát một cửa hay giao dịch một cửa, của tác giả Vĩnh Sang, Tạp chí Quản lý




    ngân quỹ quốc gia, số 62/2007.
    Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề lí luận và thực tiễn về
    chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN dưới những giác độ nhất
    định. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
    Kho bạc nhà nước một cách toàn diện, tổng thể trong cả nước và đặc biệt là ở tỉnh Bến
    Tre.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
    có liên quan tới đề tài để đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
    NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre, bảo đảm cho việc quản lí, sử dụng NSNN
    đúng quy định, đúng chế độ và có hiệu quả, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
    lãng phí tài sản công.
    Để hiện thực hoá mục đích nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đặt
    ra là:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
    trong điều kiện hiện nay.
    - Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Bến Tre trong
    thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
    tỉnh Bến Tre phù hợp với bối cảnh mới hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chi thường xuyên của NSNN tại KBNN trên
    địa bàn tỉnh Bến Tre. Việc đánh giá thực trạng chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên
    NSNN chủ yếu từ khi Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực thi hành (2004) đến nay. Các giải
    pháp và kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN định hướng cho đến năm
    2015.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; các quan điểm,
    đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu




    của các công trình khoa học đã công bố.
    Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn bao gồm các
    phương pháp toán học, các phương pháp thống kê, các phương pháp xã hội học và phương
    pháp tiếp cận hệ thống. Trong đó, một số phương pháp cụ thể được chú trọng sử dụng
    gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng, mô hình hoá .
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
    KBNN; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của
    KBNN tỉnh Bến Tre. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát các
    khoản chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN qua KBNN Bến Tre, góp phần
    thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong chi tiêu NSNN.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    luận văn được trình bày thành 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...