Thạc Sĩ Hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước(NSNN) luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực Tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ năm 2004, thực hiện Luật NSNN (sửa đổi), công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước(KBNN) đã có những chuyển biến tích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú trọng hơn về chất lượng và thời gian; Việc quản lý điều hành NSNN cũng đã có những thay đổi lớn và đạt được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết những vấn đề xã hội.
    Tuy vậy, ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống, việc quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ còn có những vấn đề chưa phù hợp. Cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn trong nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp; nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng. công tác điều hành NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn Tỉnh đôi lúc còn bất cập; vai trò quản lý quỹ NSNN của KBNN trên địa bàn chưa coi trọng đúng mức; năng lực kiểm soát chi NSNN của KBNN trên địa bàn còn chưa đáp ứng với xu thế đổi mới. Vì vậy, kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phọ cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống.
    Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Tác giả chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ cơ chế quản lý, kiểm soát và nâng cao hiệu quả chi NSNN thông qua hệ thống KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận về kiểm soát, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN, Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Phú Thọ trong thời gian qua; Từ đó, rút ra những nguyên nhân và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cùng các điều kiện thực hiện nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    3. Đối tượng, phạm vi
    Đối tượng nghiên cứu là, Kiểm soát chi NSNN, bao gồm các khoản chi thường xuyên NSNN và chi Đầu tư qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    Phạm vi nghiên cứu là, Hoạt động kiểm soát chi NSNN của hệ thống KBNN Tỉnh Phú Thọ gồm 13 đơn vị KBNN gồm: Văn phòng Kho bạc tỉnh và 12 Kho bạc huyện, thị xã trực thuộc. Với số liệu chi NSNN từ năm 2004 đến 2007. Ngoài ra Đề tài nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi NSNN trong mối quan hệ với các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, mô hình hoá
    5. Những đóng góp của Luận văn
    Qua nghiên cứu lý luận chung và thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ từ năm 2004 đến 2007. Luận văn chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; Trên cơ sở đó Luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
    6. Kết cấu Luận văn
    Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương:
    Chương I: Lý luận chung về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
    Chương II: Thực trạng kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ;
    Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của Đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng, phạm vi 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 2
    5. Những đóng góp của Luận văn . 3
    6. Kết cấu Luận văn . 3
    Chương I 4
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC . 4
    1.1. Kiểm soát và các loại hình kiểm soát trong quản lý 4
    1.1.1. Khái niệm kiểm soát 4
    1.1.2.1. Kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán 6
    1.1.2.2. Kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh 8
    1.1.2.3. Kiểm soát trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau . 8
    1.1.2.4. Kiểm soát nội bộ . 9
    1.2. Ngân sách Nhà nước, quản lý chi Ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước . 10
    1.2.1. Ngân sách Nhà nước 10
    1.2.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước . 10
    1.2.1.2. Phân cấp Ngân sách Nhà nước . 11
    1.2.1.3. Chu trình Ngân sách Nhà nước . 13
    1.2.1.4. Kiểm tra, kiểm soát Ngân sách Nhà nước 15
    1.2.2. Quản lý chi Ngân sách Nhà nước 16
    1.2.2.1. Khái niệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước 16
    1.2.2.2. Nội dung và phân loại chi NSNN . 17
    1.2.2.3. Đặc điểm quản lý chi Ngân sách Nhà nước . 19
    1.2.3. Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 20
    1.2.3.1. Vai trò của kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 20
    1.2.3.2. Tổ chức kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 23
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước . 29
    1.3.1. Quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước và về chế độ, định mức chi Ngân sách Nhà nước 29
    1.3.2. Năng lực tổ chức kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước 31
    1.3.3. Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước 31
    1.3.4. Cơ chế quản lý Tài chính của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước 33
    Chương II . 36
    THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 36
    QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 36
    2.1. Khái quát cơ chế quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước và cơ chế quản lý Tài chính của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước 36
    2.1.1. Cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước của các cấp Chính quyền Địa phương 36
    2.1.2. Cơ chế quản lý Tài chính của các đơn vị sử dụng Ngân sách . 39
    2.2. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 42
    2.3. Hiện trạng kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 43
    2.3.1. Khái quát tình hình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 44
    2.3.2. Quy trình chung tổ chức kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 46
    2.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm soát 46
    2.3.2.2. Giao nhiệm vụ kiểm soát 46
    2.3.2.3. Thực hiện kiểm soát . 47
    2.3.2.4. Soát xét kết quả kiểm soát 49
    2.3.3. Hiện trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 50
    2.3.3.1. Khái quát tình hình kiểm soát thanh toán chi Thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 50
    2.3.3.2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 53
    2.3.3.3. Phương thức kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 54
    2.3.4. Hiện trạng kiểm soát thanh toán chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 56
    2.3.4.1. Khái quát tình hình kiểm soát thanh toán chi Đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 56
    2.3.4.3. Phương thức kiểm soát chi Đầu tư NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 60
    2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ 63
    2.4. Đánh giá hiện trạng kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 64
    2.4.1. Những kết quả đạt được trong kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 64
    2.4.1.1. Kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 64
    2.4.1.2. Kết quả đạt được trong kiểm soát chi Đầu tư qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 65
    2.4.2. Những hạn chế trong kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 66
    2.4.2.1. Hạn chế trong tổ chức hoạt động kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ 66
    2.4.2.2. Hạn chế trong cơ chế quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 67
    2.4.2.3. Hạn chế trong việc chấp hành chi và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước 69
    2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 71
    2.4.3.1.Chức năng, nhiệm vụ và năng lực kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ chưa đáp ứng đựoc yêu cầu . 71
    2.4.3.2. Cơ chế quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ chưa thống nhất . 73
    Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 79
    3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 79
    3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 79
    3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 80
    3.1.2.1.Hoàn thiện tổ chức bộ máy, hiện đại hoá công nghệ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 80
    3.1.2.2. Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ 81
    3.1.2.3.Hoàn thiện cơ chế quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 82
    3.1.2.4.Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 84
    3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ 84
    3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Phú Thọ . 84
    3.2.1.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ 84
    3.2.1.2. Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước Phú Thọ 87
    3.2.1.3. Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin . 89
    3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ 90
    3.2.2.1. Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ 90
    3.2.2.2. Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Phú Thọ . 93
    3.2.3.Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 95
    3.2.3.1. Hoàn thiện phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước của các cấp trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 95
    3.2.3.2. Đổi mới hình thức và thủ tục cấp phát Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước . 99
    3.2.3.3.Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ . 101
    3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 102
    3.3.1. Đẩy mạnh cải cách hành 102
    3.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách có khả năng thực hiện cao . 103
    3.3.3. Sự chỉ đạo hoạt động Kho bạc Nhà nước của các cấp Chính quyền địa phương . 103
    3.3.4. Tăng cường trách nhiệm của các bên có liên quan đến Ngân sách Nhà nước 103
    KẾT LUẬN 105
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...