Luận Văn Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Tổng công ty t

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội’


    ​LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tài chính doanh nghiệp nói riêng muốn đạt kết quả tốt cần có sự đóng góp hết sức quan trọng của công tác kế toán. Do đó yêu cầu hoàn thiện bộ máy kế toán, công tác kế toán là hoàn toàn bức thiết.Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định tài chính. Vì vậy, kế toán có vai trò rất cần thiết và đặc biệt quan trọng với hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Tổng công ty thương mại Hà Nội, đặc thù là một doanh nghiệp thương mại và kinh doanh chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bởi thế, hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng nhất của tổng công ty. Vì thế, em quyết định chọn đề tài chuyên đề ‘ Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội’. Sau quá trình thực tập tại Tổng công ty, em đã có được sự hiểu biết cụ thể hơn về công tác kế toán nói chung và kế toán xuất khẩu nói riêng .
    Bản chuyên dề này gồm có 3 nội dung chính:
    Chương 1- Tổng quan về cơ sở thực tập: Tổng công ty thương mại Hà Nội
    Chương 2- Thực trạng kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu Tổng công ty thương mại Hà Nội
    Chương 3- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu Tổng công ty thương mại Hà Nội
    Quá trình học hỏi để đánh giá vấn đề thật bao quát và khách quan là khó khăn và cần nhiều nỗ lực. Với tinh thần học hỏi, cầu tiến em mong có được sự quan tâm, góp ý từ các bạn. Qua đây, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ánh, phòng kế toán Tổng công ty thương mại Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành chuyên đề này
    Em xin chân thành cảm ơn!

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội
    Theo Quyết định số129/2004/Q Đ-TTg ngày 14/07/2004 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của UBND Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đâ chính thức được thành lập, và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
    - Tên giao dịch tiếng Việt: Tổng công ty thương mại Hà Nội
    - Tên giao dịch quốc tế: Hanoi trade corporation
    - Tên viết tắt: HTC
    - Tên giao dịch: HAPRO
    - Trụ sở : Số 38 – 40 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    - Website: CONG THONG TIN HAPRO
    Quá trình thành lập của Tổng công ty thương mại Hà Nội có thể tính từ mốc 1992, đánh dấu sự ra đời của Chi nhánh SX-DVvà XNK Tiểu thủ công nghiệp Nam Hà Nội, tên giao dịch là Haprosimex Sài Gòn, tiền thân của Hapro.
    Cụ thể, ngày 06/04/1992, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 672/QĐ-UB chuyển và mở rộng Ban đại diện phía Nam của Liên hiệp sản xuất – Dịch vụ và Xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp (Haprosimex), thành chi nhánh SX-DV và XNK Tiểu thủ công nghiệp Nam Hà Nội -Haprosimex Saigon, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng.
    Nhiệm vụ của Haprosimex Saigon là tìm kiếm thị trường, chủ yếu tổ chức Xuất nhập khẩu ở phía Nam; thự hiện giao dịch sang Campuchia, làm cầu nối cho Haprosimex trong việc giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường xuất nhập khẩu .
    - Sau đó, theo tiến trình phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ngày 02/01/1999, theo quyết định số 07/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, sát nhập Haprosimex Saigon vào Xí nghiệp Phụ tùng xe đạp ,xe máy Lê Ngọc Hân thành Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, vẫn lấy tên giao dịch là Haprosimex Saigon.
    Như thế sau lần sát nhập đầu tiên và trở thành một công ty, nhiệm vụ của Haprosimex Saigon đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực:
    o Sản xuất kinh doanh hàng nội thất, gia công các mặt hàng phục vụ cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
    o Nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất chế biến
    o Trực tiếp sản xuất, chế biến, thu mua và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, hải sản, khoáng sản,hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ.
    o Tổ chức dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa trong và nước ngoài và các dịch vụ thương mại khác
    - Ngày 12/12/2000, theo đề nghị của Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon) và Công ty ăn uống dịch vụ Bốn Mùa, UBND Thành phố ra quyết định sát nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn Mùa vào Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội và đổi tên thành Công ty Sản xuất – Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội - Haprosimex Saigon (QĐ 6908/QĐ-UB) .
    - Ngày 20/03/2002, Xí nghiệp Giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty Giống cây trồng Hà Nội – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn được chuyển giao nguyên trạng về Công ty SX-DV và XNK Nam Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp theo quyết định số 1757/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội.
    - Haprosimex Sài Gòn đã được giao quản lý phần vốn Nhà nước tại 03 Công ty cổ phần:
    + Công ty cổ phần Simex: 7,8 tỷ đồng (61.2%)
    + Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng:1,22 tỷ đồng (64,5%)
    + Công ty cổ phần Thăng Long: 7,2 tỷ đồng (40%)
    Sau ba lần hợp nhất nói trên, công ty Haprosimex Saigon đã trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại có quy mô lớn. Kinh tế đát nước ngày càng phát triển và hội nhập đặt ra yêu cầu bức thiết phải tổ chức lại trên quy mô cả nước Ngành thương mại hiện đại. Tổng công ty thương mại Hà Nội chính thức được thành lập và đi vào hoạt động 07/2004 với công ty thành viên lón nhất ban đầu la Haprosimex Sài Gòn.
    Tổng công ty Thương mại Hà Nội – công ty mẹ là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, có con dấu riêng. Tổng công ty trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các Công ty con, công ty cổ phần và các Công ty liên doanh liên kết và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
    + Tổng công ty có chức năng:
    * Với tư cách là Công ty mẹ, Tổng công ty Thương mại Hà Nội thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước, nhưng đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao trước UBND Thành phố Hà Nội
    * Đối với các công ty con và các công ty liên kết, Hapro giữ vai trò chủ đạo, chi phối và liên kết hoạt động của các công ty thành viên thực hiện theo chiến lược kinh doanh phát triển ngành thương mại Thủ đô Hà Nội trong từng giai đoạn cụ thể :
    - Kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ, chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, điều lệ của các công ty con và các đơn vị phụ thuộc đã được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn và theo quy định hiện hành của pháp luật.
    - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu và dịch vụ, sản xuất chế biến hàng nông, lâm, hải sản, thực phẩm là ngành nghề chính. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực xuất khẩu lao động tài chính,du lịch, công nghiệp, xây dựng phát triển nhà, khu đô thị phục vụ nhiệm vụ phát triển thương mại và phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
    + Tổng công ty có nhiệm vụ:
    * Tham gia cùng các cơ quan chức năng nhằm xây dựng quy hoạch và phát triển ngành thương mại theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và Chính phủ.
    * Lập, tổ chức triển khai các dự án đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động của Tổng công ty, vốn vay.
    * Trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, khoáng sản, hóa chất các loại vật tư, hàng hóa,thiết bị, máy móc, linh kiện, phụ kiện , đa ngành phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
    * Hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong nước và các đối tác nước ngoài, tổ chức xây dựng các mạng lưới kinh doanh như: Các siêu thị, trung tâm thương mại và hệ thống cửa hàng lớn; quản lý và kinh doanh một số chợ bán buôn, chợ đầu mối trọng điểm trên địa bàn thành phố.
    * Tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết, và xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm và nông sản, các khu công nghiệp, tổ chức thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa để sản xuất, chế biến các sản phẩm, mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần bình ổn giá cả thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong nước.
    * Tổ chức các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại và dịch vụ : các mặt hàng thực phẩm, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, rượu, bia, nước giải khát,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...