Luận Văn Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong Doanh nghiệp thương mại

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong những năm gần đây, trước xu hướng hoà nhập và phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với rất nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đi cùng vơi sự mở cửa của nền kinh tế là sự thay đổi của khung pháp chế. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang cố gắng tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước không còn bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước như trước đây nữa. Việc này tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng cũng lại đặt ra rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để tồn tại và ổn định được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải có sự chuyển mình, phải nâng cao tính tự chủ, năng động để tìm ra phương thức kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao từ đó mới có đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

    Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh đích thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được, do đó nếu xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá theo dõi được hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhắm giúp cho doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận.

    Cùng với việc xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc phân phối sử dụng đúng đắn, hợp ký kết quả kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, đảm bảo cho yêu cầu quản lý vốn, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích kinh tế của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động.

    Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận cũng còn nhiều bất hợp lý gây nên các hiện tượng “lãi giả lỗ thật” hoặc “lỗ giả lãi thật”, việc sử dụng các quỹ vốn còn nhiều tuỳ tiện chưa theo đúng mục đích của chúng. Do đó để khắc phục những mặt tồn tại nêu trên yêu cầu kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.

    Xuất phát từ những nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại công ty Thương Mại Hà Nội, tôi đã đi sâu nghiên cứu về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong công ty. Tôi thấy đề tài này là rất cần thiết, có tác dụng củng cố một số kiến thức về kế toán kết quả kinh doanh và giúp cho công ty hạch toán tốt hơn về kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.

    Do đó tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại”

    Đề tài được trình bày trong luận văn tốt nghiệp có kết cấu như sau:

    Chương I: Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại

    Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty Thương Mại Hà Nội.

    Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ở công ty Thương Mại Hà Nội.

    Tôi hy vọng các ý kiến và giải pháp đưa ra trong đề tài này sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi về mặt thực tế.

    Trong quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty Thương Mại Hà Nội, đặc biệt là bộ phận kế toán. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đầy hiệu quả của các cán bộ kế toán công ty và các nhân viên kế toán ở Trung Tâm Thương Mại 1E Cát Linh.

    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Hoà đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.







    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI


    I/ Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

    1. Vai trò của kết quả kinh doanh:

    Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến hiêụ quả. Hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả được thể hiện tập trung nhất ở chỉ tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong một kỳ kinh doanh hoặc một kỳ kế toán.

    Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc bởi vì lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán, khả năng chi trả, khả năng tái tạo nguồn vốn kinh doanh . . . Lợi nhuận giúp doanh nghiệp có điều kiện để trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, lãi vay . . . trên cơ sở đó tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác quan hệ, điều này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.

    Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp bổ xung vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có điều kiện để trích lập các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng - phúc lợi , từ đó có điều kiện tái đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh cũng như có điều kiện cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

    Lợi nhuận là phương tiện để doanh nghiệp tận dụng, khai thác những tiềm năng thế mạnh của mình, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và làm tròn trách nhiệm của mình với ba khách thể:

    Nộp Ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu nhập cho người lao động , bảo toàn và phát triển vốn.

    Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước được phản ánh ở thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp sẽ giúp Nhà nước có điều kiện tập trung thêm vốn để đầu tư mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

    Tăng lơi nhuận của doanh nghiệp góp phần tăng vốn tự có của doanh nghiệp, giảm vốn đầu tư của Nhà nước, chuyển lượng vốn đầu tư đó cho doanh nghiệp khác phát triển kinh tế.

    Như vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất để dánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận là điều kiện để tăng trưởng, phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì kinh tế Nhà nước mới phát triển được.

    2. Nội dung kết quả kinh doanh:

    Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toàn bộ chi phí của các hoạt động đã thực hiện được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hay lỗ.

    Nội dung của kết quả kinh doanh bao gồm:

    - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

    - Kết quả hoạt động tài chính

    - Kết quả hoạt động bất thường

    2.1 . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

    Trong doanh nghiệp thương mại, kết quả từ hoạt động sản xuất kinh

    doanh là kết quả bán hàng hoá. Kết quả bán hàng là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với các khoản chi phí kinh doanh được xác định bằng công thức:







    Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu gộp - Các khoản giảm trừ - Thuế khâu tiêu thụ


    * Doanh thu gộp là toàn bộ tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Các hàng hoá, dịch vụ đem tặng, cho, biếu hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu. Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc đã thu tiền hàng hay chưa.

    Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu gộp không bao gồm thuế GTGT, nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu gộp bao gồm cả thuế GTGT.

    * Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế khâu tiêu thụ.

    * Giảm giá hàng bán phản ánh các khoản giảm giá hoặc hồi khấu của doanh nghiệp sau khi bán hàng vì những lý do sau: hàng kém phẩm chất, sai quy cách theo hợp đồng, ưu đãi cho khách hàng mua với khối lượng lớn.

    * Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trị giá của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách . . .

    * Thuế khâu tiêu thụ là khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước sau khi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu - nếu có

    Phần còn lại của doanh thu bán hàng thuần sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán gọi là lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh còn phải bù đắp những chi phí chưa được tính vào trị giá vốn của hàng bán, đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

    * Chi phí bán hàng là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình tổ chức bán hàng. Chi phí bán hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí quảng cáo . . .

    * Chi phí QLDN là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn doanh nghiệp.

    2.2. Kết quả hoạt động tài chính:

    Kết quả các hoạt động đầu tư tài chính là kết quả được hình thành từ các nghiệp vụ đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn . . .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...