Luận Văn Hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Điện máy xe đạp- xe máy

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Điện máy xe đạp- xe máy
    LỜI MỞ ĐẦU

    Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong các bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp (DN) trong quá trình sản xuát kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động , nó thể hiện ở cơ sở vật chất kỹ thuật , trình độ công nghệ, năng lực thế mạnh của doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường nhất là khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng, để tạo nên thế mạnh cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện nay.
    Công ty điện máy xe đạp –xe máy (gọi tắt là TODIMAX) đã và đang phát triển thành đạt. Những gì công ty đạt được đều có sự đóng góp đáng kể của TSCĐ. Điều đó nói nên rằng vai trò đặc biệt quan trọng của TSCĐ đối với quá trình phát triển kinh doanh của công ty.
    Nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình quản lý TSCĐ một cách khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chống thất thoát tài sản thông qua công cụ đặc biệt là kế toán tài chính cụ thể là kế toán TSCĐ.
    Trong nền kinh tế thị trường, đang là một vấn đề quản lý được quan tâm hiện nay, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu vận dụng và mang những hiệu quả nhất định, tuy nhiên không phải đã hết những tồn tại vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục cải tiến tìm ra phương hướng hoàn thiện.
    Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công ty điện máy xe đạp _xe máy và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Đặng Thị Loan với mong muốn được nâng cao kiến thức lý luận nhận thức thực tiễn của bản thân, để phục cho công tác sau này, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Điện máy xe đạp –xe máy”
    PHẦN I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP

    I/ VỊ TRÍ CỦA TSCĐ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TSCĐ.
    1-Khái niệm về TSCĐ.
    - Khái niệm tài sản
    TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động TSCĐ tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
    - Hiện nay theo cơ chế tài chính hiện hành, theo quyết định 1062 ngày 14/11/ 1996 của bộ tài chính quy định tiêu chuẩn TSCĐ có giá trị từ 5.000.000 (VNĐ) trở lên và thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
    2-Phân loại TSCĐ.
    Trong xí nghiệp sản xuất TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm về tính chất khác nhau và sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau, như máy móc thiết bị trong xí nghiệp công nghiệp khác với máy móc thiết bị trong xí nghiệp thương mại. Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ và tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học và hợp lý người ta tiến hành phân loại TSCĐ.
    Phân loại TSCĐ khoa học và hơp lý là cơ sở để tiến hành công tác thống kê TSCĐ được chính xác, nhằm tăng cường việc quản lý TSCĐ theo từng loại hiện có, để lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị đổi mới TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào từng đối tượng sử dụng và sử dụng nguồn hình thành từ việc tính khấu hao.
    Có nhiều cách phân loại như sau:
    2.1. Cách một là: Phân loại theo kết cấu hay đặc trưng kỹ thuật
    Theo cách này TSCĐ được chia thành những loại như sau:
    - Vật kiến trúc
    - Nhà cửa
    - Máy móc thiết bị động lực
    - Máy móc thiết bị công tác
    - Thiết bị truyền dẫn
    - Công cụ
    - Dụng cụ làm việc đo lường
    - Thiết bị và phương tiện vận tải
    - Dụng cụ quản lý
    - Súc vật làm việc và súc vật sinh sản, cây lâu năm
    - TSCĐ khác
    Theo quyết định số 1141/ QĐ/ CĐKT ngày 1/1/ 1995 của bộ tài chính về vệc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì TSCĐ được chia làm 2 loại như sau:
    - TSCĐ hữu hình
    - TSCĐ vô hình
    *)TSCĐ hữu hình : là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định bao gồm:
    + Nhà xưởng, vật kiến trúc.
    + Phương tiện vận tải truyền dẫn.
    + Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý.
    + Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
    + TSCĐ khác.
    *) TSCĐ vô hình bao gồm:
    + Quyền sử dụng đất.
    + Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất.
    + Bằng phát minh sáng chế.
    + Chi phí nghiên cứu phát triển.
    + Lợi thế thương mại.
    + TSCĐ vô hình khác.
    2.2. Cách hai là: Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
    Theo cách này TSCĐ được chia thàn hai loại
    - TSCĐ tự có .
    - TSCĐ thuê ngoài
    *) TSCĐ tự có: là những TSCĐ được đầu tư , mua sắm bằng nguồn vốn XDCB có thể do ngân sách cấp, hoặc vay của ngân hàng , bằng nguồn vốn tự bổ xung, nguốn liên doanh được sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp và được ghi vào bảng tổng kết tài sản.
    * TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ đi thuê ở đơn vị khác và được sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Do đó công ty phải có trách nhiệm quản lý bảo quản giữ gìn, đồng phải hạch toán trên tài khoản và sổ kế toán riêng. Không phản ánh giá trị của TSCĐ đi thuê bao gồm:
    + TSCĐ thuê hoạt động.
    + TSCĐ thuê tài chính .
    Việc phân loại này giúp cho việc hạch toán và quản lý TSCĐ chặt chẽ chính xác thúc đẩy sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả
    2.3. Cách ba là: Phân loại theo nguồn hình thành.
    Theo cách này phân loại toàn bộ TSCĐ chia thành các loại như sau:
    - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (Nhà nước cấp, cấp trên cấp).
    - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn vay (vay ngân hàng , vay khác ).
    - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằngvốn tự bổ sung của đơn vị (bằng quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi).
    - TSCĐ nhận liên doanh, liên kết từ trong và ngoài nước.
    2.4. Cách bốn là: Phân loại TSCĐ theo công cụ và tình hình sử dụng -TSCĐ đùng trong sản xuất kinh doanh: Đâylà TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các
     
Đang tải...