Chuyên Đề Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TRANDA

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu






    Tiền lương (tiền công) là thù lao lao động, thể hiện hao phí lao động đã bỏ ra về thể lực và trí lực của người lao động. Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc thanh toán chi trả tiền lương cho công nhân viên mang một ý nghĩa quan trọng: Nó đảm bảo nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của người lao động và phần nào thoả mãn nhu cầu giải trí của họ trong xã hội. Ngoài ra việc trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo lương của doanh nghiệp vừa thực hiện theo đúng chế độ lại vừa thể hiện sự quan tâm, chăm lo đến đời sống, sức khoẻ, của người lao động mỗi khi họ ốm đau, tai nạn, tử tuất Chính những khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp .được nhận kịp thời, đúng lúc và sự quan tâm nhiệt tình của doanh nghiệp, tạo động lực cho họ hăng say với công việc, làm ra nhiều sản phẩm hơn. Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp tính lương và hình thức trả lương cho phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.


    Bên cạnh đó, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng luôn được coi trọng bởi lẽ tiền lương cũng là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm. Việc tính toán chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến giá thành cao hay thấp. Vì thế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp một mặt vừa phản ánh chính xác chi phí nhân công trong kỳ, mặt khác vừa phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới công tác kế toán sao cho phù hợp với xu thế vận động phát triển của đất nước.


    Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động và cạnh tranh gay gắt, sẽ chỉ có chỗ đứng cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, biết tiết kiệm chi phí, biết giải quyết hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và lợi ích người lao động.


    Thấy được tầm quan trọng của tiền lương cũng như công tác tổ chức quản lý và hạch toán tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TRANDA ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.



    Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các phần chính sau đây:


    Phần I: Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    trong doanh nghiệp.




    Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
    ty TNHH TRANDA .




    Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TRANDA .



    Phần I:




    Lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
    doanh nghiệp.


    I. Bản chất tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
    1. Bản chất và chức năng của tiền lương trong doanh nghiệp.
    1.1. Bản chất của tiền lương.


    Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người lao động tác động vào đối tượng lao động, nhằm biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình.


    Theo Mác thì giá trị hàng hoá được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong quá trình lưu thông. Giá trị hàng hoá được công nhận bao gồm: Giá trị lao động sống + giá trị lao động vật hoá + giá trị thặng dư. Trong đó giá trị thặng dư là giá trị dôi ra (tăng thêm) còn giá trị của lao động vật hoá là chi phí về tư liệu sản xuất mà đầu vào của quá trình sản xuất cần phải có để tiến hành được quá trình sản xuất. Mặt khác sức lao động có đặc điểm là khi tiêu dùng thì nó tạo ra giá trị mới lớn hơn. Như vậy, nguồn gốc duy nhất để tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động. Do đó có thể khẳng định rằng: Lao động là một yếu tố giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất.


    Với vai trò như vậy, chi phí cho lao động sống ngày càng được nâng cao, điều này được biểu hiện trong toàn bộ chi phí sản xuất thì chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ngày càng chiếm tỷ lệ lớn dần. Về phía người sử dụng lao động có xu hướng tiết kiệm chi phí lao động bằng cách tăng năng suất lao động với việc đổi mới tư liệu sản xuất cho phù hợp và hiệu quả nhất. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần tái sản xuất sức lao động mà con người bỏ ra trong quá trình sản xuất và phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.


    Đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một yếu tố chi phí đầu vào của
    một quá trình sản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động thì đó là nguồn thu

    nhập chủ yếu của họ. Mục đích của các nhà sản xuất là lợi nhuận, còn mục đích của người lao động là tiền lương. Do vậy, tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí, mà nó đã trở thành phương tiện để tạo ra giá trị mới, hay nói cách khác tiền lương là nguồn cung ứng sức lao động, năng lực của người lao động trong quá trình sản xuất.


    Đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là công cụ, biện pháp, đòn bẩy kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Khi tăng năng suất lao động thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng. Do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động nhận được cũng tăng lên, nó là phần bổ sung cho tiền lương, làm tăng thu nhập và lợi ích của người cung ứng sức lao động.


    Hơn nữa khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các mức lương thoả đáng sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với lợi ích và mục tiêu cuả doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa người chủ doanh nghiệp với người cung ứng sức lao động làm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của doanh nghiệp.


    1.2. Chức năng của tiền lương
    - Chức năng tái sản xuất sức lao động:


    Chúng ta biết rằng quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện, nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển. Còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có một tiền lương sinh họat nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau nhằm tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ và hoàn thiện kỹ năng lao động).


    - Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp:




    Mục đích của các nhà quản trị đó là lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục đích đó họ phải kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách nghệ thuật các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngưới sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi và giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình thông qua trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí tiền lương mà mình bỏ ra đem lại kết quả và hiệu quả cao. Qua đó người sử dụng lao động sẽ quản lý một cách chặt chẽ

    về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động.


    - Chức năng kích thích sức lao động:




    Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, họ sẽ gắn chặt lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy tiền lương là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc thực sự có hiệu quả cao. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.


    2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.




    Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của các doanh nghiệp mà việc tính và trả lương cho người lao động được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thường áp dụng 3 hình thức:


    2.1. Tiền lương theo thời gian.




    Hình thức thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: tổ chức lao động, thống kê, tài vụ . Việc trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian lao động thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề, nghiệp vụ có thể có một thang lương riêng. Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia thành nhiều bậc lương, mỗi bậc lương lại có một mức lương nhất định. Tiền lương theo thời gian có thể được chia theo các loại sau:


    - Trả lương theo tháng (lương tháng) số tiền lương trả trong tháng được tính bằng mức lương tối tiểu do Nhà nước quy định x hệ số cấp bậc + tiền phụ cấp (nếu có). Tiền phụ cấp đây có thể là: phụ cấp chức vụ, phụ cấp ngành nghề, phụ cấp độc hại .

    - Mức lương một ngày (ngày công): Theo quy định số 188 - 1999 QĐTTCP
    ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tuần làm việc 40 giờ, ngày công làm việc trong tháng trung bình là 22 ngày công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...