Luận Văn Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài : Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính GTSP tại Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và TM Phương Đông (2006)




    PHẦN I:

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT



    1. Kế toán chi phí sản xuất:

    1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:

    Để có thể tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, muốn vậy doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí như: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí về sử dụng nhà xưởng, máy móc . Trên cơ sở đó ta có thể đưa ra khái niệm về CPSX như sau:

    Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định.

    1.2. Phân loại CPSX kinh doanh:

    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

    1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí :

    Theo cách phân loại này, CPSX bao gồm những yếu tố sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; Chi phí nhân công; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài.

    Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập được Báo cáo CPSX theo yếu tố chi phí , lập được các dự toán, kế hoạch cung ứng vật tư nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD tại tất cả các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp .

    1.2.2. Phân loại CPSX theo công dụng, mục đích của chi phí :

    Theo tiêu chuẩn phân loại này, CPSX bao gồm 5 khoản mục: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp .

    Cách phân loại này được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc xây dựng hệ thống các tài khoản kế toán để tính giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ và tập hợp chi phí sản xuât kinh doanh trong kỳ.

    1.2.3.Phân loại CPSX theo quan hệ với khối lượng sản phẩm:

    Theo tiêu thức phân loại này, CPSX được chia thành hai loại: Chi phí khả biến (biến phí); Chi phí bất biến (định phí).

    Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lập dự toán chi phí , phục vụ cho việc phân tích chi phí và công tác quản trị kế toán .

    1.2.4.Phân loại CPSX theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí :

    Theo cách phân loại này, CPSX được phân chia thành: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

    Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn và hợp lý.

    1.2.5.Phân loại CPSX theo chức năng SXKD:

    Theo tiêu chuẩn phân loại này, chi phí được chia thành: Chi phí sản xuất sản phẩm; Chi phí tiêu thụ sản phẩm; Chi phí quản lý doanh nghiệp .

    Cách phân loại này nhằm mục đích xác định giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của sản phẩm để kiểm soát và quản lý chi phí có hiệu quả.

    1.2.6.Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

    Chi phí được chia thành ba loại theo cách phân loại này, gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh; Chi phí hoạt động tài chính ; Chi phí hoạt động bất thường.

    Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định được các trọng điểm quản lý, hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp .

    1.2.7.Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CP để tính giá thành SP:

    Theo tiêu thức phân loại này, CPSX bao gồm ba khoản mục: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung.

    Cách phân loại này nhằm mục đích xác định giá thành công xưởng của sản phẩm sản xuất.
     
Đang tải...