Luận Văn Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần D

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 30/5/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 3
    Lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3
    1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất 3
    1.1.1. Chi phí sản xuất 3
    1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 4
    1.2. Lý luận chung về giá thành sản phẩm 6
    1.2.1. Giá thành sản phẩm 6
    1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
    1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
    1.4. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 11
    1.4.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 11
    1.4.2. Đối tượng tính giá thành 12
    1.4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 12
    1.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13
    1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 15
    1.6.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
    1.6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 16
    1.6.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 18
    1.6.4. Chi phí sản xuất chung 20
    1.6.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 22
    1.7. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 24
    1.8. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 25
    1.8.1. Kỳ tính giá thành 25
    1.8.2. Phương pháp tính giá thành 25
    1.9. Hệ thống sổ sách kế toán 26
    1.10. Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy 31
    CHƯƠNG 2 32
    THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP DREAM HOUSE VIỆT NAM 32
    2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dream House Việt Nam 32
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32
    2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Dream House Việt Nam 33
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 35
    2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và chính sách kế toán ở Công ty 37
    2.1.5. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty trong điều kiện sử dụng kế toán máy 41
    2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dream House Việt Nam 43
    2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty 43
    2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 43
    2.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 44
    2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 44
    CHƯƠNG 3 76
    MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DREAM HOUSE VIỆT NAM 76
    3.1. Đánh giá chung 76
    3.1.1. Ưu điểm 76
    3.1.2. Nhược điểm 78
    3.2.Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Dream House Việt Nam 80
    3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện 80
    3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Dream House Việt Nam 82
    KẾT LUẬN 87

    LỜI MỞ ĐẦU
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vài trò của xây dựng cơ bản ngày càng quan trọng. Các công trình và chất lượng công trình ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải củng cố hoàn thiện bộ máy quản lý, quy trình sản xuất để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để có được chỗ đứng vững chắc đó doanh nghiệp tìm mọi biện pháp trong quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Sự hỗ trợ của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết bởi hạch toán kế toán là công cụ có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ hạn chế được những thất thoát, lãng phí và là cơ sở để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Dream House Việt Nam, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Bá Minh và các anh chị trong phòng kế toán nói riêng, Ban giám đốc Công ty nói chung em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Dream House Việt Nam.
    Nội dung luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận còn có những nội dung chính sau:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
    Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Dream House Việt Nam.
    Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Dream House Việt Nam.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do nhà nước ban hành kết hợp với những kiến thức đã được học trong trường đại học. Mặc dù đây là một đề tài truyền thống nhưng đây đồng thời cũng là một đề tài rộng và phức tạp, nhận thức của bản thân lại mang nặng tính lý thuyết và thời gian thực tập có hạn nên luận văn của em không thể không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Nên em rất mong sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy cô để em có nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này hơn nữa.
    Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012
    Sinh viên thực hiện
    Vũ Thị Ngọ





    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
    1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất
    1.1.1. Chi phí sản xuất
    1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất
    Quá trình sản xuất là quá trình tác động có ý thức, có mục đích vào các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình nhất định. Sự tham gia của các yếu tố đầu vào và quá trình xây lắp là khác nhau từ đó tạo ra các hao phí tương ứng, đó là các hao phí về lao động vật hóa và hao phí về lao động sống. Trên phương diện này, chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ich kinh tế trong kì kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu.
    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và tính cho một thời kỳ nhất định.
    Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gắn liền với việc sử dụng vật tư, tài sản, lao động. Vì vậy chi phí sản xuất thực chất là việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp.


    1.1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
    Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thỏa mãn yêu cầu do quản lý đặt ra.
    Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sau:
    • Phản ánh kịp thời, đầy đủ toàn bộ chi phí phí sản xuất phát sinh.
    • Kiểm tra tình hình định mức chi phí vật tư lao động sử dung máy thi công và các dự toán chi phí khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các khoản thiệt hại, hư hỏng, mất mát trong sản xuất để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
    • Kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất phẩm xây lắp, cung cấp các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
    1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
    1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
    Căn cứ vào nội dung và tính chất kinh tế của chi phí để chia ra các yếu tố chi phí bao gồm các chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt nó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào và tác dụng ra sao. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm 5 yếu tố:
    • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động xây lắp trong kỳ.
    • Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của người lao động tham gia hoạt động xây lắp trong kì.
    • Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số trích khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động xây lắp trong kỳ.
    • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động xây lắp trong kỳ.
    • Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động xây lắp ngoài các yếu tố kể trên.
    Phân loại theo cách này có tác dụng cho biết kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp.
    1.1.2.2. Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí (phân loại chi phí theo khoản mục)
    Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất bao gồm 4 khoản mục sau:
    • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Là chi phí các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép, các cấu kiện bê tông, các phụ gia khác như: đinh, dây buộc, kính, sơn, vôi
    • Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Là toàn bộ tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận chuyển vật liệu thi công. Khoản mục này không bao gồm tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, tiền lương của công nhân vận chuyển vật liệu ngoài cự li thi công.
    • Chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC): Là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, chi phí tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công.
    • Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như tiền lương, các khoản trích theo lương của quản lý đội và công nhân xây dựng, nguyên vật liệu cho nhu cầu quản lý dự án, đội thi công, chi phí khấu hao TSCĐ dùng tại đội thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
    Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, định mức chi phí.
    Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo nhiều tiêu thức khác, chẳng hạn:
    • Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (gồm chi phí sản xuất và chi phí thời kì).
    • Phân loại theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí (gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp).
    • Phân loại dựa vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh (gồm chi phí cơ bản và chi phí chung).
    • Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với việc lập kế hoạch và kiểm tra (gồm chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp).
    • Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh để lựa chọn phương án (gồm chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội và chi phí chìm).
    1.2. Lý luận chung về giá thành sản phẩm
    .

    Luận văn dài 90 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...