Thạc Sĩ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thị trường xây dựng cơ bản một ngành sản xuất vật chất đặc biệt góp phần tạo nên bộ mặt của xã hội có rất nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp xây lắp đang phải đối mặt. Để kinh doanh có hiệu quả, có thể cạnh tranh được và đứng vững trong thị trường đó, một biện pháp sống còn là các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình.
    Các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vì vậy trở lên vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết về các sự kiện đang phát sinh trực tiếp tại Công ty có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở các thông tin này, các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng chi phí sản xuất và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, quản lý giám sát hoạt động của sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn, đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn và kịp thời.
    Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận cung cấp thông tin này. Vai trò của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng. Với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là cơ sở để giám sát hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại và phát huy những tiềm năng thế mạnh của mình, không ngừng đổi mới hoàn thiện phù hợp với cơ chế tài chính hiện nay của nước ta.
    Để thực hiện tốt vai trò của mình, yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán là thực hiện tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Bởi nó cho phép tính toán một cách chính xác, đầy đủ khách quan các khoản mục chi phí đã bỏ ra. Với Nhà Nước, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là cơ sở để Nhà Nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế.
    Nhận thức được những vấn đề quan trọng nêu trên Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC đã không ngừng đổi mới công tác kế toán tại công ty cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu quản lý của Nhà nước. Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng sự đổi mới đó chưa thực sự hoàn thiện vẫn còn đôi chỗ chưa hợp lý.

    Qua tìm hiểu về qui mô hoạt động của Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC em đã quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC.
    Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quát về Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC
    Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC
    Chương 3: Một số ý kiến nhận xét đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC
    Được sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai và các thầy cô của trường Đại Học Điện Lực Hà Nội cùng các cô, các chú trong Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC trong quá trình thực tập em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn, vì vậy, báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót trong việc trình bày và hướng giải quyết.
    Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô, các chú trong Công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cám ơn!












    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT DKC

    1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC
    1.1.1 Lịch sử hình thành.
    Tên công ty: Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC
    Tên giao dịch: DKC Engineering technolory
    Tên viết tắt: DKC ENTECH.,JSC
    Trụ sở chính: Số nhà 141A, ngõ 291 đường Lạc Long Quân, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
    Văn phòng giao dịch: Số nhà 141A, ngõ 291 đường Lạc Long Quân, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
    Điện thoại: 046.281.1945 Fax: 046.281.1946
    Email: [email protected]
    Số tài khoản: 102010001500611
    Ngân hàng thương mại cổ công thương Việt Nam
    MST: 010468161
    1.1.2. Quá trình phát triển.
    Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC là đơn vị hạch toán độc lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 1998. Công ty có tư cách pháp nhân, tài khoản ngân hàng, con dấu riêng và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105844018 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 02 tháng 11 năm 2001 do sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trải qua nhiều năm Công ty vẫn đứng vững, phát triển theo đà đổi mới, ngày nay trong công cuộc đổi mới Công ty đã tìm ra nhiều biện pháp tích cực như: sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, đầu tư thêm thiết bị, và công nghệ, khắc phục khó khăn phát huy nội lực đến nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu SXKD theo cơ chế thị trường. Trong quá trình hoạt động cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để thích ứng với nền kinh tế thị trường.

    1.1.2.1. Tình hình tài sản của công ty:
    Ta có tài liệu sau:
    Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch

    Số tiền %

    Số tiền
    (đồng) Tỷ trọng
    % Số tiền
    (đồng) Tỷ trọng
    %
    Tàisản
    ngắn hạn 1.030.740.362 14,25 1.295.447.787 12,71 -264.707.425 -16,92
    Tài sản
    dài hạn 2.871.588 85,75 32.831.493 87,29 -35.703.081 -5,16
    Tổng tài
    sản 1.033.611.950 100 1.328.279.280 100 -294.667.330 - 6,83

    Biểu 1.1: Tình hình vốn của công ty năm 2012 và 2013
    Qua số liệu trên ta thấy, vốn thuộc tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn thuộc tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Đây cũng là một dấu hiệu tốt hơn cho sự phát triển trước mắt và lâu dài, cách sử dụng vốn hợp lý của Công ty.
    Tuy nhiên năn 2012 so với năm 2013 vốn cố định và vốn lưu động đều giảm cụ thể vốn cố định giảm, 5,16%; vốn lưu động giảm 16,92% do đó công ty cần xem xét lại việc quản lý và sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
    1.1.2.2. Tình hình nguồn vốn công ty
    Để thấy được một cách khái quát thực trạng tài chính của công ty ta cần xem xét tình hình nguồn vốn; Doanh thu, lợi nhuận, và một số hệ số tài chính đặc trưng qua các năm .
    Cơ cấu vốn Nguồn vốn của công ty được thể hiện qua biểu mẫu sau:
    Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
    Số tiền
    (đồng) Tỷ trọng
    % Số tiền
    (đồng) Tỷ trọng
    % Số tiền %
    Vốn chủ sở hữu 979.472.950 11,80 996.306.326 13,86 -16.833376 -12,79
    Nợ phải trả 54.139.000 88,20 331.972.954 86,14 -277.833.954 - 6,27
    Tổng nguồn vốn 1.033.611.950 100 1.328.279.280 100 -294.667.330 -4,02

    Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn năm 2012 và 2013

    Qua số liệu trên ta thấy, nguồn vốn của công ty bao gồm : Vốn chủ sở hữu và vốn huy động bên ngoài (vay, chiếm dụng). Trong đó vốn vay nợ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. cụ thể là : Vốn vay nợ chiếm 88,20% (năm 2012); 86,14% (năm 2013). điều này chứng tỏ phần lớn vốn mà công ty sử dụng là vốn vay nợ, do đó khả năng tự chủ về mặt tài chính, mức độ độc lập về tài chính của công ty là không tốt. Tuy nhiên công ty sẽ được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ, mặt khác ta cũng đánh giá cao khả năng huy động vốn của công ty.
    Năm 2013 so với năm 2012 thì tổng nguồn vốn giảm, điều này là do: mặc dù vốn CSH tăng lên nhưng vốn vay nợ lại giảm xuống và mức độ giảm xuống của vốn vay nợ lớn hơn mức độ gia tăng của vốn chủ sở hữu (13,86% lớn hơn 11,80%). Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả và công ty đã ý thức được việc cần phải thay đổi cơ cấu vốn theo chiều hướng tốt hơn. Đó là hạ thấp tỷ trọng vốn vay nợ, nâng cao tỷ trọng vốn CSH.
    Chỉ tiêu Năm 2012 2013
    1.Tổng cán bộ công nhân viên 50 80
    2. Doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ 284.668.478 431.026.335
    3. Lợi nhuận trước thuế -20.527.050 16.833.376
    4. Các khoản thuế phải nộp 0 0
    5. Lợi nhuận sau thuế -20.527.050 16.833.376
    6. Thu nhập bình quân của người lao động 2.100.000 2.700.000

    Biểu 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm( 2012- 2013):
    1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
    1.2.1 Đặc điểm kinh doanh của Công ty.
    Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thiết kế hệ thống cơ điện công trình, thiết kế kiến trúc
    - Lập dự toán xây dựng các công trình giao thông, dân dụng.
    - Tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng, giao thông, dân dụng.
    - Kinh doanh thương mại dịch vụ.
    - Thí nghiêm vật liệu xây dựng.
    Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
     
Đang tải...