Luận Văn Hoàn Thiện Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn Thiện Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
    LỜI NÓI ĐẦU

    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố sau: Sức lao động-Tư liệu lao động-Đối tượng lao động. Khác với các đối tượng lao động ( nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ) các tư liệu lao động ( như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải .) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp được biểu hiện ở tư liệu sản xuất của chính doanh nghiệp đó.
    Những tư liệu có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và hình thái vật chất ban đầu thì gọi là tài sản cố định (TSCĐ). Với vai trò quan trọng của mình, ảnh hưởng của TSCĐ có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải biết khai thác tận dụng và phát huy những tiềm năng TSCĐ sẵn có, mặt khác không ngừng đổi mới hoàn thiện cơ cấu TSCĐ của đơn vị mình.
    Đặc điển chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là công cụ lao động. Trong quá trình đó, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
    Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sau một thời gian tất yếu TSCĐ sẽ bị hao mòn, hư hỏng hoặc hết khả năng sử dụng. Để tái trang bị TSCĐ mới, thay thế những tài sản đã hư hỏng, thanh lý thì doanh nghiệp cần phải tính khấu hao TSCĐ và qua đó phân bổ chính xác từng phần giá trị hao mòn TSCĐ và hao mòn chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm và giá thành các quá trình cung cấp dịch vụ . việc quản lý chặt chẽ TSCĐ, hạch toán đúng và đủ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Tổ chức Hạch toán TSCĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng một cách hợp lý. Trong việc bảo trì, bảo dưỡng, đầu tư, mua sắm thiết bị công nghệ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
    Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công tác kế toán nói chung, Kế toán TSCĐ nói riêng cũng đã được đổi mới, hoàn thiện góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Hưng đóng trên địa bàn Yên Bái, tôi đã tìm hiểu và quyết định chọn chuyên đề: “Hoàn Thiện Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng”.
    Kế cấu của chuyên đề gồm ba chương như sau:
    Chương I: Tổng quan Về Công ty TNHH Phúc Hưng
    Chương II: Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty TNHH Phúc Hưng
    Chương III: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC HƯNG 3

    1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
    1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty. 5
    1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 5
    1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 8
    1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 10
    2.1.Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ kế toán TSCĐ: 12
    2.1.1.Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh: 12
    2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình: 14
    2.2. Phân loại đánh giá tài sản cố định hữu hình: 14
    2.2.1. Phân loại tài sản cố định hữu hình: 14
    2.2.2. Đánh giá tài sản cố định hữu hình: 17
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC HƯNG 20
    2.1. Đặc điểm của TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ tại công ty TNHH Phúc Hưng. 20
    2.1.1. Đặc điểm TSCĐ của công ty. 20
    2.1.2. Công tác quản lý TSCĐ ở công ty. 20
    2.2.Vai trò của TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 21
    2.3. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại công ty. 23
    2.3.1. Phân loại TSCĐ tại công ty. 23
    2.3.2. Đánh giá TSCĐ. 23
    2.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán TSCĐ ở Công ty 25
    2.5. Tổ chức Công tác kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty. 25
    2.6. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ tại Công ty. 28
    2.6.1.Kế toán chi tiết tăng TSCĐ 32
    2.6.2.Kế toán giảm tài sản cố định: 38
    2.7.Kế toán tổng hợp TSCĐ ở Công ty. 46
    2.7.1. Kế toán tăng TSCĐ 47
    2.7.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ. 48
    2.7.3. Kế toán khấu hao TSCĐ. 49
    2.7.4.Kế toán sửa chữa TSCĐ. 56
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY TNHH PHÚC HƯNG. 57
    3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH xây lắp vật liệu xây dựng-Phúc Hưng. 57
    3.1.1. Những thành tích đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ ở công ty xây lắp vật liệu xây dựng- Phúc Hưng. 57
    3.1.1.1.Về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 57
    3.1.1.2.Về công tác hạch toán TSCĐ. 58
    3.1.1.3. Về việc phân loại TSCĐ. 59
    3.1.1.4. Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ. 59
    3.1.1.5.Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. 60
    3.1.1.6.Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. 60
    3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. 60
    3.1.2.1.Về việc phân loại TSCĐ. 60
    3.1.2.2.Về công tác khấu hao TSCĐ. 61
    3.1.2.3.Về công tác hạch toán TSCĐ. 61
    3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng. 62
    KẾT LUẬN 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
     
Đang tải...