Tiến Sĩ Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kin

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 4/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

    Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đầy tính cạnh tranh đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tự ý thức không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó có thể sản xuất một sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế với giá thành rẻ bằng hệ thống máy móc thiết bị nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, hệ thống kho bãi bảo quản vật liệu, sản phẩm tồi tàn Nói cách khác, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến mà doanh nghiệp sử dụng có đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình sản xuất kinh doanh, có theo kịp được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại hay không? Bản chất của tất cả các cuộc đại cách mạng công nghiệp diễn ra từ trước tới nay cũng là tập trung giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là đổi mới, cải tiến và hoàn thiện hệ thống tài sản cố định (TSCĐ) trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH).

    Mặc dù đã ý thức được vai trò của quan trọng của TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng trong quá trình hội nhập nhưng thực trạng quản lý và sử dụng đối tượng này trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng TSCĐHH trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, nhìn chung là cũ, giá trị còn lại (GTCL) thấp. Ở một số ngành, đại đa số máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhiều năm, công nghệ kỹ thuật ở mức trung bình và lạc hậu so với khu vực và trên thế giới. TSCĐHH chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá trị còn lại của TSCĐ. Nguyên nhân chủ yếu do đầu tư trong thời bao cấp để lại, đến nay khi chuyển sang cơ chế thị trường thì số TSCĐHH này không còn phù hợp, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh nên chỉ khai thác và sử dụng một phần hoặc không sử dụng hết năng lực nhà xưởng và máy móc thiết bị đã được đầu tư. Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến ứ đọng vốn, gây nhiều khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

    Với mong muốn khắc phục những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH tại các doanh nghiệp Việt Nam, việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH đã được đặt ra. Bởi lẽ làm tốt công tác kế toán TSCĐHH không chỉ giúp quản lý chặt chẽ TSCĐHH hiện có cả về số lượng và giá trị mà còn giúp doanh nghiệp có cơ sở tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH, từ đó đề ra các quyết định đầu tư phù hợp. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tiếp thu chuẩn mực kế toán quốc tế vào hoàn thiện chế độ kế toán TSCĐ nói chung và kế toán TSCĐHH nói riêng để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định cả về phía cơ quan chức năng và cả về phía doanh nghiệp khiến cho việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH không đạt mục tiêu mong muốn.

    Xuất phát từ thực trạng đó, NCS đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán TSCĐHH ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sĩ của mình nhằm góp phần giải quyết những bất cập còn tồn tại thuộc vấn đề nghiên cứu, để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của các doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH sao cho hiệu quả, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.






    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục biểu, sơ đồ

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7
    1.1. Yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề quản lý tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp 7
    1.2. Vai trò của kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . 15
    1.3. Nội dung công tác kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp 35
    1.4. Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình . 47
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 56
    2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ở việt nam. 56
    2.2. Chế độ kế toán tài sản cố định hữu hình ở việt nam qua các thời kỳ. . 69
    2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 97
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 114
    CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC
    DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 121
    3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. .121
    3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt
    Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 125
    3.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. .129
    3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp
    Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. .131
    3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình .155
    KẾT LUẬN 158
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 160
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...