Chuyên Đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xe dập, xe máy Đống Đa Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xe dập, xe máy Đống Đa Hà Nội

    Lời nói đầu

    Trong xu hướng toàn cầu hoá, hoà nhập không hoà tan. Nước ta đã ý thức được xu hướng của thời đại mới, đã chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp san nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đã và đang phát huy vai trò của nó tạo ra những điều kiện và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng được mọc lên, cơ cấu tổ chưc, quản lý có nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau.

    đặc biệt trong cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất đã và đang được mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn xã hội quan tâm. Bởi doanh nghiệp sản xuất là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. C.Mac và Ănghen đã nói:” sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người”. Nhưng không phải doanh nghiệp sản xuất nào cũng có thể tồn tại và phát triển mà đòi hỏi phải đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của xã hội là: Chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ. Chỉ có doanh nghiệp nào sử dụng một cách hữu hiệu công cụ quản lý kinh tế thì mới tồn tại và phát triển.

    Thực hiện chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/ CĐKT ngày 01/ 11/ 1995 của bộ trưởng bộ tài chính, công tác kế toán đã có nhiều chuyển biến thực sự và là công cụ đắc lực trong công tác quản lý. Bên cạnh đó để phù hợp với cơ chế tài chiónh cũng như phù hợp với đặc thù của các ngành, đồng thời hoà nhập với môi trường kinh tế và thị trường thế giới. Bộ tài chính thường xuyên sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán, việc này cung cấp đầy đủ hơn những thông tin cho các nhà quản lý và cơ quan chức năng.

    Hạch toán kế toán là một trong những công cụ doanh nghiệp sử dụng để quản lý hoạt động kinh tế, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo sản xuất được liên tục, quản lý và sử dụng một cách tốt nhất các yếu tố chi phí tạo được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong đó yếu tố nguyên vật liệu là nhân tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất được liên tục, là cơ sở vật chất tạo ra thực thể sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí và giá thành sản phẩm, tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc hạch toán nguyên vật liệu là không thể thiếu được trong doanh nghiệp sản xuất.

    Sau môt thời gian thực tập tại Công ty xe đạp, xe máy Đống Đa thuộc liên hiệp xe đạp, xe máy Hà Nội (LĩEHA), sản phẩm chính của Công ty là các loại phụ tùng xe đạp, xe máy. Em thấy Công ty phải cạnh tranh rất liớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Do đó chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm là rất quan trọng, mà chi phí nguyên vật liệu chiếm 75% giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Vì thế, em nhận thấy tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh, sự cần thiết phải quản lý, tiết kiệm nguyên vật liệu.Nhận thức được những khó khăn, thuận lợi của công tác hạch toán nguyên vật liệu, em mạnh dạn đi sâu vào ngiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xe dập, xe máy Đống Đa Hà Nội”. Đề tài gồm hai phần chính:

    Phần I : Tổng quan về công ty xe đạp, xe máy Đống Đa Hà Nội.

    Phần II: Tình hình thực tế công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xe đạp, xe máy Đống Đa Hà Nội.

    Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhắm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty .

    Đề tài là tâm huyết của em nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các cán bộ trong phòng kế toán để em làm tốt hơn trong các đề tài sau.





    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1

    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XE ĐẠP XE MÁY ĐỐNG ĐA HÀ NỘI 3

    I- Đặc điểm chung tại công ty xe đạp-xe máy đống đa Hà Nội 3

    1- Lịch sử hành thành và phát triển 3

    2- Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty 5

    2.1- Ngành nghề và sản phẩm kinh doanh của công ty 5

    2.2- Thị trường kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh của công ty 5

    2.3- Quan hệ với các bên liên quan 8

    2.4- Kết quả hoạt động qua các thời kỳ 9

    3- Bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh ở công ty 10

    3.1- Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động ở công ty 10

    3.2- Mô hình tổ chức quản lý 11

    3.3- Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận 12

    3.4- Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý 16

    3.5- Quy trình về công nghệ sản xuất và đặc điểm về máy móc thiết bị, vốn sản xuất 17

    II- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 21

    1- Đặc điểm quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính tại công ty 21

    2- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 21

    2.1- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 22

    2.2- Số lượng lao động kế toán và cơ cấu lao động kế toán 22

    3. Vận dụng kế toán tại công ty 23

    3.1. Chế độ chứng từ. 23

    3.2. Chế độ tài khoản kế toán 23

    3.3. Sổ sách và chế độ báo cáo tài chính 24

    3.4. Sự khác biệt chế độ kế toán tại công ty so với chế độ kế toán hiện hành 27

    PHẦN II: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 28

    I. Đặc điểm nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu tại công ty 28

    1. Đặc điểm nguyên vật liệu 28

    2. Quản lý nguyên vật liệu 29

    II. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty 30

    III. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty 31

    1. Đối với vật liệu nhập kho 31

    2. Đối với vật liệu xuất kho 31

    IV. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 32

    1. Chứng từ kế toán sử dụng 32

    2. Thủ tục nhập-xuất kho nguyên vật liệu 33

    2.1. Thủ tục nhập kho 33

    2.2. Thủ tục xuất kho 37

    3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 38

    V. Hạch toán tổng hợp vật liệu tại công ty 45

    1. Hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu 45

    1.1 Đối với vật liệu mua từ bên ngoài 45

    2.2.Đối với vật liệu mua bằng tiền tạm ứng 46

    3.3. Đối với vật liệu thêu gia công và là các bán thành phẩm 47

    2. Hạch toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu 47

    VI. Hạch toán thừa thiếu nguyên vật liệu sau kiểm kê 48

    1. Hạch toán nguyên vật liệu sau kiểm kê 48

    2.Hạch toán giảm nguyên vật liệu sau kiểm kê 49

    VII. Trình tự ghi sổ 50

    PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT TẠI CÔNG TY 57

    I- Nhận xét đánh giá chung 57

    1. Nhận xét chung 57

    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty ảnh hưởng đến công ty 57

    1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến thị trường hoạt động kinh doanh công ty 58

    1.3. Mô hình tổ chức quản lý ảnh hưởng đến công ty 58

    1.4. Chế độ kế toán công ty đang áp dụng ảnh hưởng đến công ty 59

    2. Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu 60

    2.1. Những mặt ưu 60

    2.2. Nhược điểm 61

    II. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty 62

    III.Nguyên tác và yêu cầu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty 62

    1. Nguyên tắc 62

    2. Yêu cầu 63

    IV. Một số đề xuất 63

    1. Đề xuất chung 63

    2. Đề xuất về kế toán nguyên vật liệu 64


    Kết luận 67

    Phụ lục 69

    Tài liệu tham khảo 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...