Luận Văn Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở công ty TNHH Hữu Nghị

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Hoàn thiện kế toán NVL ở Cty TNHH Hữu Nghị


    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nước cấp phát vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà các doanh nghiệp được giao.
    Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là từ sau khi Nhà nước thực hiện “quy chế giao vốn” cho các doanh nghiệp Nhà nước (chỉ thị 138CT ngày 25/4/1991 của HĐBT) thì Nhà nước không tiến hành cấp phát thêm vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nữa. Trên cơ sở số vốn được giao, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn vốn, thường xuyên bổ sung vốn để đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
    Trên thực tế hiện nay, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động: doanh nghiệp nộp thuế và các loại lệ phí cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những năm qua, hệ thống Pháp luật về thuế ở nước ta đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Cùng với những đổi mới trong hệ thống thuế đòi hỏi công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thuế nói riêng cũng không ngừng được hoàn thiện để đạt được mục tiêu đồng bộ giữa cơ chế tài chính và các quy định của hệ thống kế toán. Với tư cách là công cụ quản lý tài chính, kế toán đảm nhận chức năng phản ánh và kiểm soát, cung cấp thông tin căn bản không những cho ban lãnh đạo mà còn cho những đối tượng quan tâm bên ngoài qua hệ thống báo cáo tài chính. Vì vậy, số liệu kế toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, hợp lý.
    Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường cùng thời gian ngắn tìm hiểu thực tế tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện -Tổng Cty BCVTVN, và với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo -Tiến sĩ Nguyễn Thị Đông em xin mạnh dạn chọn đề tài:
    “Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện".
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm kết hợp các quy định của Luật thuế, quy định của hệ thống kế toán hiện hành với thực tế công tác hạch toán kế toán các loại thuế tại doanh nghiệp. Từ đó, phân tích đánh giá về công tác hạch toán kế toán thuế tại doanh nghiệp và các chính sách thuế của Nhà nước.
    Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập không dài nên em chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi hạch toán các loại thuế trên lý luận chung, và thực tế hạch toán các loại thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
    Trong quá trình nghiên cứu lý luận và tiếp cận với thực tế để khai thác tài liệu cho đề tài, em đã vận dụng các kiến thức về phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thống kê với các quan điểm đổi mới của Đảng, các kiến thức về hạch toán kế toán, kiến thức kinh tế học vi mô, vĩ mô và kiến thức về quản lý.
    Luận văn được chia làm ba phần chính:
    Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về thuế và tổ chức hạch toán kế toán thuế trong doanh nghiệp.
    Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
    Phần thứ ba: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện.









    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP.

    I. NỘI DUNG THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP.
    1. Thuế - công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế.
    Thuế là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử. Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước - một sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động xã hội. Nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước, chi cho những công việc thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển cơ cở hạ tầng, chi cho các vấn đề pháp luật công cộng, chi sự nghiệp xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn, cả về phạm vi và quy mô chi tiêu. Lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước trong các chế độ xã hội đã chứng minh được rằng Nhà nước có ba hình thức động viên một phần thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình là: quyên góp; vay của dân; dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp. Hình thức dùng quyền lực Nhà nước buộc dân phải đóng góp - đó chính là Thuế. Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đã viết “ Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước”. Anghen cũng chỉ rõ là “ để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là Thuế “.
    Đối với Nhà nước: Thuế là một khoản thu đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được Pháp luật quy định.
    Đối với người nộp: Thuế là khoản đóng góp mang tính pháp lệnh của Nhà nước, bắt buộc mọi người dân hoặc các tổ chức kinh tế nộp vào NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước.
    Xu hướng chi tiêu công cộng ngày càng mang tính quy luật, có thể nói ngày nay ở tất cả các quốc gia, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN không có nghĩa là động viên nguồn tài chính vào NSNN với bất kỳ giá nào mà sao cho nó phải là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chính vì vậy, ngoài mục tiêu đánh thuế để tạo ra nguồn thu cho NSNN, thuế còn là công cụ thực hiện chức năng điều hoà công bằng xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước vào phân phối thu nhập, đặc biệt thông qua công cụ thuế thì sẽ tạo ra hai cực đối lập nhau làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tiễn, của cải xã hội là do kết quả lao động, đóng góp của các thành viên trong xã hội nên thành quả đó phải chia sẻ cho các thành viên, nếu không sẽ làm mất tính công bằng.
    Sử dụng thuế làm công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế là một sự cần thiết khách quan đối với mọi Nhà nước. Nhưng mức độ và nội dung sử dụng công cụ thuế để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở các nước thì không hoàn toàn giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng Nhà nước nhất định, với tình hình kinh tế xã hội nhất định và định hướng phát triển kinh tế cụ thể của từng thời kỳ lịch sử. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, quan hệ cung cầu . Thông qua cơ chế thuế, Nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều hành nền kinh tế, co hẹp hay khuếch trương thuế vào lúc hoàn cảnh quá thịnh vượng hay suy thoái.
    Như vậy công cụ thuế có những vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế - xã hội, có thể là công cụ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển nền kinh tế.
    Điểm khác biệt nổi bật giữa thuế và khoản phí, lệ phí khác là tính không hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà Nhà nước thu được từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Khoản thuế này sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN, cho sản xuất . Tuy vậy, việc hoàn trả này thường không tuân thủ theo nguyên tắc ngang giá.
    Hệ thống thuế của mỗi quốc gia bao gồm nhiều loại thuế. Nếu phân loại theo tính chất, các loại thuế được chia thành: thuế trực thu và thuế gián thu.
    Thuế trực thu: là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao .
    Thuế gián thu: là hình thức thu thuế gián tiếp qua một người khác hay nói khác đi người chịu thuế là người tiêu dùng, nhưng số thuế đó được thu qua các cá nhân hay các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh sản xuất hay dịch vụ, thông qua việc đánh thuế vào số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .
    Nếu phân loại theo đối tượng đánh thuế, thuế gồm các loại:
    Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ: như thuế GTGT .
    Thuế đánh vào sản phẩm, hàng hoá như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK, NK .
    Thuế đánh vào thu nhập như thuế TNDN .
    Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà, đất .
    Thuế đánh vào việc sử dụng một số tài sản của Nhà nước như thuế tài nguyên, chế độ thu về sử dụng vốn NSNN .
    Ở Việt Nam, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cụ thuế đã có bước cải cách quan trọng và mang lại những kết quả đáng khích lệ cả về yêu cầu thu NSNN và quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đã góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình từ tư duy lý luận đến áp dụng vào thực tế để hoàn thiện dần, bảo đảm cho cơ chế quản lý nói chung, thuế nói riêng luôn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, nhằm đạt mục tiêu đề ra cho từng thời kỳ. Hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam được ban hành từ năm 1990, với những bổ sung, sửa đổi có nhiều chắp vá và cũng bộc lộ những nhược điểm, vì vậy cần thiết phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của công cụ thuế đối vói nền kinh tế.

    2. Nội dung các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế Việt Nam hiện hành.
    Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính cưỡng chế và tính pháp lý cao. Nó có vai trò tạo lập nguồn thu cho NSNN, góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện bình
    đẳng, công bằng xã hội, đặc biệt là vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đây là một lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận biết được sự quan trọng này, Đảng và Chính phủ đã không ngừng quan tâm chú ý tới công tác đổi mới hệ thống thuế. Chủ trương cải cách hệ thống thuế của Nhà nước ta đã được khởi xướng từ năm 1989.
    Ngày 1/10/1990, một hệ thống Pháp luật, pháp lệnh về thuế áp dụng thống nhất trong cả nước được ban hành. Và cho đến ngày 1/1/1999, hệ thống thuế GTGT và thuế TNDN bắt đầu có hiệu lực (thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức). Trong quá trình áp dụng, hệ thống chính sách thuế cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ làm, khắc phục dần những chắp và thiếu hệ thống trong nhiều năm qua .
    Tuy nhiên hệ thống thuế hiện hành còn có nhiều tồn tại như chưa bao quát hết các nguồn thu, diện thu, sử dụng từng sắc thuế còn tách rời nhau, sử dụng sắc thuế này thay cho sắc thuế khác nên thuế suất thường rất cao, kích thích trốn lậu thuế, hạn chế tác dụng chính của từng sắc thuế trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Hiện nay, hệ thống thuế ở Việt Nam bao gồm 10 sắc thuế (tính từ năm 1999):
    Thuế giá trị gia tăng,
    Thuế tiêu thụ đặc biết,
    Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
    Thuế thu nhập doanh nghiệp,
    Thuế môn bài,
    Thuế sử dụng đất nông nghiệp
    Thuế tài nguyên,
    Thuế nhà, đất,
    Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,
    Chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
    Ngoài các loại thuế còn có phí, lệ phí như: lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lệ phí hải quan, án phí, lệ phí toà án .

     
Đang tải...