Chuyên Đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế tài chính có sự đổi mới sâu sắc đã có tác động tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Với sự thay đổi đó nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng nhanh trong sự ổn định và việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng diễn ra cũng nhanh chóng trên khắp mọi nơi. Do vậy song song với việc tăng khối lượng công việc của ngành xây dựng thì vốn của ngành xây dựng cơ bản cũng tăng rất nhanh.
    Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định (TSCĐ) cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân (KTQD), nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
    Tổ chức hạch toán kế toán, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao.
    Với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở đã buộc các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) tối ưu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp XBCB phải trang trải được các chi phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình XDCB hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác và sát xao. Điều này không cho phép các doanh nghiệp XDCB có thể sử dụng lãng phí vốn đầu tư.
    Đáp ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hạch toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm – biện pháp tốt nhất để tăng lợi nhuận.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu (NVL) chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh vấn đề trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thì tổ chức tốt công tác kế toán NVL cũng là một vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
    ở Công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam với đặc điểm lượng NVL sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy điều tất yếu là Công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí NVL.
    Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán Công ty, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần thực hành kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày đề tài: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam”.
    Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cũng như các anh chị trong ban lãnh đạo và phòng kế toán Công ty, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế.
    Em rất mong được tiếp thu và xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp cho chuyên đề này hoàn thiện hơn.
    Nội dung chuyên đề tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
    Chương 1 : Tổng quan về cơ sở lý luận tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây lắp.
    Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam.
    Chương 3 : Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Đặng Ngọc Hùng cùng các anh chị phòng tài chính kế toán đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
    Sinh viên: Vũ Thị Bích Hạnh


    Mục lục
    Các ký hiệu viết tắt: 5
    Lời nói đầu 6
    Chương 1. Tổng quan về cơ sở lý luận tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp xây lắp 9

    1.1. Khái niệm,đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 9
    1.1.1. Khái niệm: 9
    1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 9
    1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 10
    1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 10
    1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình thi công xây lắp: 12
    1.2.2.1. Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho. 13
    1.2.2.2. Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. 14
    1.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán. 15
    1.3. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp: 16
    1.3.1. Vị trí và vai trò của vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình kinh doanh xây lắp: 16
    1.3.2. Đặc điểm, yêu cầu công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây lắp. 18
    1.3.3. Vai trò và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp xây lắp: 20
    1.4. Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 21
    1.4.1. Chứng từ sử dụng: 21
    1.4.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 22
    1.4.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển: 26
    1.4.2.3. Phương pháp ghi sổ số dư: 27
    1.5. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 29
    1.5.1. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 30
    1.5.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên: 30
    1.5.1.2. Tài khoản sử dụng. 30
    1.5.1.3. Phương pháp kế toán nhập vật tư chủ yếu: 32
    1.5.1.3. Phương pháp kế toán xuất vật tư. 38
    1.5.2. Kiểm kê đánh giá lại và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê đánh giá lại vật, hàng hóa: 43
    1.5.3. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 43
    1.5.3.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ: 43
    1.5.3.2. Tài khoản sử dụng: 44
    1.5.3.3. Phương pháp kế toán: 44
    1.6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 46
    1.6.1. Khái niệm và vai trò của việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 46
    1.6.2. Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 46
    1.6.3. Phương pháp xác định dự phòng giảm gia hàng tồn kho. 46
    1.6.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 47
    1.7. Tổ chức hệ thống sổ sử dụng trong kế toán NVL, CCDC 48
    1.8.Các hình thức sổ kế toán: 48
    1.8.1.hình thức sổ nhật ký chung: 49
    1.8.2. Hình thức nhật ký sổ cái: 50
    1.8.3. Hình thức chứng từ ghi sổ: 51
    1.8.4. Hình thức nhật ký chứng từ: 52
    1.8.5. Hình thức kế toán máy: 53
    Chương 2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam 54
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam 54
    2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 64
    2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán: 68
    2.4. Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam: 74
    2.4.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty: 74
    2.4.2. Phân loại và đánh giá NVL, CCDC ở Công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam: 74
    2.4.2.1. Phân loại: 74
    2.4.2.2. Xác định trị giá vốn của vật liệu,công cụ dụng cụ nhập kho và xuất kho: 76
    2.4.3. Tình hình tổ chức công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam 76
    2.4.3.1. thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 76
    2.4.3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam 85
    2.4.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tai Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam 91
    2.4.4.1. Tài khoản sử dụng: 91
    2.4.4.2. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 91
    2.5. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam. 103
    Chương 3. Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam 104
    3.1. Nhận xét cung về công tác quản lý kế toán vật tư ở công ty Cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam: 104
    3.1.1. Ưu điểm: 105
    3.1.2. Hạn chế: 107
    3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam: 108
    Kết luận 110
    Tài liệu tham khảo 111
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...