Báo Cáo Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trực tiếp tại Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCON

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUCả lý luận và thực tiễn đều khẳng định không một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển nếu tồn tại một cách biệt lập. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia đều phải hội nhập, phân công vào lao động quốc tế. Do đó, ngoại thương đang dần trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng. Bởi vì thông qua ngoại thương có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời thực hiện mối giao lưu quốc tế trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng nước.
    Xuất phát từ đường lối đối ngoại muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sỏ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với kinh tế Thế giới.
    Trong hoạt động kinh tế đối ngoại. lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc tăng nhanh xuất khẩu có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Dự thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta đã khẳng định: “khai thác và phát huy tối đa mọi nguồn lực trong nước đi đôi với việc ra sức tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mở rộng kinh tế thị trường góp phần làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội”. Song song với mở rộng quan hệ ngoại giao là hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó mà các nước có thể phát huy lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thể tương đối của mình.
    Cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý mới “Cơ chế hạch toán kinh doanh” được áp dụng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ các công cụ quản lý kinh tế mà trong đó hạch toán kế toàn là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành kiểm soát các hoạt động kinh tế. Kinh tế thị trường càng phát triển, yêu cầu quản lý càng cao, càng phức tạp. Cùng với khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại đòi hỏi công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.
    Xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ cơ bản, có đặc thù riêng trong quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng xuất khẩu. Do vậy, việc phản ánh theo dõi đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ và hoàn thiện các khẩu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được yêu cầu đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
    “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trực tiếp tại Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP)”.
    Qua thời gian tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá tại Văn phòng Tổng công ty TOCONTAP, trên cơ sở lý luận nghiên cứu, học tập tại trường, đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S – Nguyễn Thị Hà và toàn thể các cán bộ kế toán Văn phòng Công ty TOCONTAP đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trên.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
    Phần I: Lý luận cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu.
    Phần II: Tình hình tổ chức kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm.
    Phần III: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm.
    MỤC LỤC


    PHẦN I
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
    I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
    1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường:
    2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường:
    3. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ xuất khẩu:
    II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU:
    1. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu theo chế độ kế toán hiện hành:

    PHẦN II
    TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM.
    I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM:
    1. Khái quát chung về Công ty:
    II. HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XÚÂT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
    1. Đặc điểm quá trình xuất khẩu hàng hoá:
    2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
    3. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm.

    PHẦN III
    KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM.
    I. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ:
    1. Sự cần thiết kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá:
    2. Ý nghĩa của kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá:
    II. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CƠ QUAN VĂN PHÒNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM:
    1. Công tác tổ chức hạch toán ban đầu:
    2. Tổ chức hạch toán tổng hợp:
    3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
    II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM:
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...