Luận Văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&amp DVxuất khẩu Nguyễn Hoàng trong đ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU . 01
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT . 03
    1.1. Đặc điểm nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất . 03
    1.1.1. Khái niệm tiêu thụ thành phẩm 03
    1.1.2. Các phương pháp tiêu thụ thành phẩm 03
    1.1.2.1.Phương thức bán buôn 03
    1.1.2.2.Phương thức bán lẻ 04
    1.1.2.3.Phương thức giao nhận đại lý 06
    1.1.3. Giá bán thành phẩm 06
    1.1.4. Các phương pháp xác định giá vốn 07
    1.1.5. Phương thức thanh toán . 09
    1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất . 10
    1.2.1. Yêu cầu quản lý kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm . 10
    1.2.2. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm . 11
    1.3. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 12
    1.3.1. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm theo quy định của Chuẩn mực kế toán
    số 14”Doanh thu và thu nhập khác” 12
    1.3.2.Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm theo quy định chếđộ kế toán hiện hành 14
    1.3.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu 14
    1.3.2.2. Tài khoản sử dụng . 16
    1.3.2.3. Phương pháp hạch toán . 19
    1.3.2.4. Tổ chức sổ kế toán . 23


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG . 29
    2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng . 29
    2.1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty . 29
    2.1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 29
    2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 31
    2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 35
    2.1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán . 35
    2.1.2.2. Hình thức kế toán tại Công ty . 37
    2.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK
    Nguyễn Hoàng . 38
    2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty . 38
    2.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty 39
    2.2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu 39
    2.2.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 46
    2.2.2.3. Tổ chức sổ kế toán . 54
    CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG . 68
    3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng . 68
    3.1.1. Ưu điểm . 68
    3.1.1.1. Về tổ chức hạch toán ban đầu 68
    3.1.1.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 69
    3.1.1.3. Về tổ chức sổ kế toán . 69
    3.1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng . 69
    3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng . 71
    3.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm 72
    3.4. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng . 73
    3.4.1. Về tài khoản sử dụng 73
    3.4.2. Về phương pháp hạch toán 74
    3.4.3. Về tổ chức sổ kế toán . 76
    3.4.4. Các giải pháp khác . 78
    KẾT LUẬN . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81


    LỜI MỞ ĐẦU

    Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cùng với xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã, đang và sẽ ngày càng được mở rộng, phát triển không ngừng.
    Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi: tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật, thị trường trong nước được mở cửa; song cũng vấp phải không ít khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế mới. Để vượt qua quá trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường, các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, trong đó, việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp.
    Thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, kế toán là một trong những công cụ quản lý đắc lực ở các doanh nghiệp. Công tác kế toán bao gồm nhiều khâu, nhiều phần hành khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý hiệu quả. Trong số đó, kế toán tiêu thụ thành phẩm là một mắt xích quan trọng không thể thiếu được. Bởi nó phản ánh tình hình biến động của thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp.
    Cùng với kiến thức đã được trang bị ở trường và thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác””
    Đề tài được thực hiện nhằm nâng cao kiến thức của bản thân về chế độ kế toán hiện hành nói chung và kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đi sâu vào nghiên cứu kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng để thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện nó. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài liệu, quan sát để gắn lý luận với thực tiễn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng.
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty SX & DV XK Nguyễn Hoàng.


    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1.1. ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    1.1.1. Khái niệm tiêu thụ thành phẩm
    Trong doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ thành phẩm (hay còn gọi là bán hàng) là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của sản phẩm tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất. Hàng đem đi tiêu thụ có thể là tập đoàn, thì gọi là tiêu thụ nội bộ.
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, điều quan trọng và mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là sản phẩm, hàng hoá của mình phải tiêu thụ được trên thị trường, được thị trường chấp nhận về các phương diện: giá cả, chất lượng, mẫu mã, Đây là vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ thành phẩm hoàn tất khi hàng hoá được chuyển giao cho người mua và doanh nghiệp đã thu tiền hàng hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
    1.1.2. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
    Kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào việc sử dụng các hình thức, phương pháp và thủ thuật bán hàng, thiết lập và sử dụng hợp lý các kênh tiêu thụ, có chính sách đúng đắn, thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Có nhiều phương thức bán hàng khác nhau, song có 3 phương thức bán hàng chủ yếu được áp dụng là bán buôn, bán lẻ và bán hàng đại lý.
    1.1.2.1. Phương thức bán buôn:
    Bán buôn là phương thức bán hàng cho người trung gian như các tổ chức kinh tế, các đơn vị thương mại hay các đơn vị sản xuất để họ tiếp tục chuyển bán hoặc tiếp tục gia công chế tạo sản phẩm mới.
    Việc mua bán hàng hoá qua phương thức này thường được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hoá. Đặc điểm của phương thức bán buôn là hàng hoá sau khi bán vẫn còn trong khâu lưu thông, chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Khối lượng tiêu thụ tương đối lớn, bán theo từng lô.
    Trong doanh nghiệp sản xuất thì chỉ áp dụng hình thức bán buôn qua kho. Đây là hình thức bán hàng mà hàng hoá phải xuất phát từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho có 2 hình thức:
    - Bán buôn trực tiếp qua kho: theo hình thức này, doanh nghiệp xuất hàng từ kho giao trực tiếp cho người do bên mua uỷ nhiệm đến nhận hàng từ kho của doanh nghiệp. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Khi đó, quyền sở hữu hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua, mọi tổn thất mất mát trong quá trình vận chuyển do bên mua chịu trách nhiệm.
    - Bán hàng qua kho theo phương thức chuyển hàng: theo hình thức này, doanh nghiệp xuất hàng từ kho, chuyển hàng đến cho bên mua tại địa điểm đã quy định theo hợp đồng bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển do sự thoả thuận từ trước của hai bên. Nếu chi phí này do doanh nghiệp chịu thì được ghi nhận vào chi phí vận chuyển, nếu không thì sẽ thu tiền của bên mua. Hàng gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi nào bên mua ký nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng gửi bán đó được coi là đã tiêu thụ.
    1.1.2.2. Phương thức bán lẻ:
    Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, cho các tổ chức kinh tế, tập thể mua với hình thức tiêu dùng. Phương thức này có đặc điểm là khối lượng hàng hoá bán nhỏ nhưng rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Sau khi hoạt động mua bán diễn ra, hàng hoá tách khỏi lĩnh vực lưu thông, đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị hàng hoá được thực hiện, bắt đầu vòng chu chuyển mới của hàng hoá.
    Nếu phân loại theo hình thức phục vụ, bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
    + Bán lẻ thu tiền trực tiếp: theo hình thức này, nhân viên bán hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về số lượng hàng đã nhận bán ở quầy. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Nghiệp vụ bán hàng hoàn thành khi giao hàng
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại – Trường Đại học Thương Mại
    2. Chuẩn mực kế toán số 14- “Doanh thu và thu nhập khác”
    3. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2)- Quyết định 15/2006- QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006
    4. Giáo trình Kế toán tài chính – NXB Tài chính năm 2006
    (Chủ biên: PGS. TS. Ngô Thế Chi và PGS. TS. Nguyễn Đình Đỗ)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...