Luận Văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại TCT máy và phụ tùng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại TCT máy và phụ tùng
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nói đến hoạt động sản xuất không thể không nói đến hoạt động thương mại, trong đó hoạt động ngoại thương đang dần trở thành một lĩnh vực có tính chất sống còn đối với sự phát triển của một đất nước vốn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất công nghiệp nhỏ bé lạc hậu như ở nước ta. Mở rộng ngoại thương chính là mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng khả năng sản xuất và tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
    Từ vấn đề quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đến cơ cấu mặt hàng có hiệu quả, từ việc định hướng kinh doanh đến việc lựa chọn thị trường có lợi, từ các chỉ tiêu hàng ngày đến việc quay vòng vốn, bảo toàn và phát triển vốn. Tất cả các vấn đề cầp thiết đó được gắn chặt với hạch toán kế toán , đặc biệt là hạch toán chi tiết theo từng mặt hàng, thị trường và theo từng loại vốn kinh doanh
    Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính thực hiện chức năng ghi chép, xử lý và phản ánh các thông tin kinh tế công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhập khẩu cũng đòi hỏi phải thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tại Tổng công ty xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng, dưới sự chỉ bảo dẫn dắt của cô giáo Nguyễn Thị Phương và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty, em đã chọn đề tài:
    “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại TCT máy và phụ tùng”
    Ngoài các phần: Lời mở đầu và kết luận. Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:
    *ChươngI: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nhập khẩu
    * Chương II: Tình hình tổ chức kế toán nhập khẩu tại TCT Máy và Phụ tùng.
    * Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ở TCT Máy và Phụ tùng.




    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
    KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU

    I. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
    1.Vị trí vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
    Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế. Nhập khẩu là việc mua hàng hoá của nước ngoài đem bán ở thị trường trong hoặc ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp . Nhập khẩu hàng hoá không phải là con đường chủ yếu để phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ.
    Trước hết nhập khẩu để phục vụ những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt chất lượng và số lượng. Từ đó thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời làm cho nền kinh tế cân đối ổn định do không bị thiếu hụt hàng hoá. Nhập khẩu hợp lý có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân, tăng thu nhập của dân cư và giải quyết tốt chính sách lao động xã hội, tạo sức cạnh tranh lành mạnh với sản xuất trong nước, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cải thiện kỹ thuật, hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm . đưa nền sản xuất nội địa đi lên góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, nhờ nhập khẩu những thiết bị tiên tiến. Xuất phát từ vai trò quan trọng của nhập khẩu mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất và quá trình CNH - HĐH đất nước. Ngoài ra, nhập khẩu còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vì nhập khẩu tạo ra đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
    2. Đặc điểm nhập khẩu trong doanh nghiệp .
    Trước đây, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung các doanh nghiệp XNK kinh doanh XNK theo chỉ tiêu của Nhà nước giao, thì trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước các doanh nghiệp phải tự tìm nguồn hàng, bạn hàng, tự cân đối tài chính , tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Nhà nước không còn giao các phát lệnh chỉ tiêu về kế hoạch, không chỉ định nguồn hàng hoặc đối tượng giao hàng như trước.
    Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, kinh nghiệm kinh doanh, sự am hiểu thị trường trong và ngoài nước. Nhưng nước ta vì mới chuyển sang cơ chế thị trường nên trình độ cán bộ kinh doanh XNK còn yếu và thiếu. Kết quả là trong khi ký hợp đồng ta còn bị thua thiệt vì nhiều lúc đã nhập phải công nghệ cũ, lạc hậu. Tuy nhiên, trong những năm qua nhập khẩu đã góp phần giải quyết nạn khan hiếm hàng hoá điều hoà cung cầu, kích thích người sản xuất trong nước cải tiến, hoàn thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự đổi trang thiết bị và công nghệ sản xuất, hoàn thiện trình độ quản lý kinh tế của các cán bộ trong nước.
    3. Các hình thức nhập khẩu
    a. Các phương thức kinh doanh nhập khẩu: Có 2 phương thức
    - Nhập khẩu theo nghị định thư: Là phương thức nhập khẩu mà chính phủ giữa các bên đàm phán, ký kết với nhau những văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và việc đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở nội dung đã ký kết, Nhà nước xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện. Theo cách này Nhà nước cấp vốn, vật tư và các điều kiện khác để doanh nghiệp thay mặt Nhà nước thực hiện những hợp đồng cụ thể, ở nước ta phương thức này chủ yếu được áp dụng trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
    - Nhập khẩu ngoài nghị định thư ( hay nhập khẩu tự cân đối): Là phương thức nhập khẩu mà các quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng do các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trên cơ sở các quy định trong chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với những hợp đồng này, các đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh XNK hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện cũng như trong việc phân phối kết quả thu được. Đây là phương thức kinh doanh nhập khẩu phổ biến trong nền kinh tế mở hiện nay.
    b.Các hình thức nhập khẩu:
    - Nhập khẩu trực tiếp
    - Nhập khẩu uỷ thác
    b1. Nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức nhập khẩu mà các đơn vị XNK được Nhà nước cấp giấy phép cho trực tiếp quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng mua hàng hoá vật tư với nước ngoài. Doanh nghiệp tự cân đối về tài chính .
    b2. Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức nhập khẩu mà đơn vị có nguồn hàng, có ngoại tệ nhưng không có điều kiện trực tiếp nhập khẩu phải nhờ đơn vị khác có điều kiện nhập khẩu hộ.
    4. Điều kiện cơ sở giao hàng:
    Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua. Những cơ sở đó là:
    - Sự phân chia giữa bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng hoá như: Thuê mướn công cụ vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, nộp thuế xuất nhập khẩu .
    - Sự phân chia giữa hai bên về các chi phí giao hàng như: Các chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu kho, chi phí mua bảo hiểm, tiền thuế .
    - Sự di chuyển từ người bán sang người mua những rủi ro và tổn thất về hàng hoá.
    Do nội dung của các điều kiện cơ sở giao hàng khá rộng nên mỗi nước mỗi khu vực có cách giải thích khác nhau. Nhưng cho đến nay cách giải thích được nhiều người áp dụng hơn cả vẫn là: “Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện Thương Mại” gọi là Incoterms.
    Dưới đây là các điều kiện cơ sở giao hàng đã được giải thích trong Incoterms (xuất bản năm 1990):
    - Điều kiện EXW (ex works): “Giao tại xưởng”
    - Điều kiện FCA (Free carrier): “Giao cho người chuyên chở”
    - Điều kiện FAS (Free alongside ship): “Giao dọc mạn tàu”
    - Điều kiện FOB (Free on board): “Giao hàng trên tàu”
    - Điều kiện CFR (Cost and Freight): “Tiền hàng và cước phí”
    - Điều kiện CIF ( Cost, insuarance and Freight): “Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí”.
    - Điều kiện CPT (Carriage paid to .): “Cước phí trả tới .”
    - Điều kiện CIP (Carriage and insurance paid to .): “Cước phí và bảo hiểm trả tới .”
    - Điều kiện DAF ( Delivered at Frontier): “Giao tại biên giới”.
    - Điều kiện DES ( Delivered ex ship): “Giao tại tàu”
    - Điều kiện DEQ ( Delivered ex quay duty paid): “Giao tại cầu cảng - đã nộp thuế”.
    - Điều kiện DDU ( Delivered duty unpaid): “ Giao hàng chưa nộp thuế”
    - Điều kiện DDP ( Delivered duty paid): “Giao hàng đã nộp thuế”
    Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường mua hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF. Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp tiến hành mua hàng nhập khẩu theo điều kiện DAF, FOB.
    * Theo điều kiện CIF (Cost, insurance and Freight): “Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí”.
    Người bán: Phải lấy giấy phép xuất nhập khẩu và nộp lệ phí (nếu có), cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng, phải ký hợp đồng thuê tàu, trả tiền cước vận tải, chịu chi phí đưa hàng lên boong tàu ở cảng xếp hàng, chịu phí tổn mua bảo hiểm với những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nếu hợp đồng không quy định thì mua bảo hiểm loại thấp nhất.
    Người bán phải giao cho người mua hoá đơn thương mại, vận đơn hoàn hảo (clean bill of lading), giấy chứng nhận bảo hiểm (insurance policy)
    Người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc giao hàng. Chi phí dỡ hàng ở cảng đến kể cả chi phí bằng tàu, chi phí gửi kho ở các cảng đến do người mua chịu (trừ khi chở bằng tàu chợ, trong tiền cước vận tải đã có chi phí lúc xếp hàng lên tàu).
     
Đang tải...