Luận Văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Tân Đức

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Cty TNHH Tân Đức
    Lời nói đầu
    Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển rất sôi động với sự tham gia của rất nhiều các loại hình doanh nghiệp. Ngoài các Công ty Nhà nước còn có các công ty TNHH, các công ty cổ phần v v, do vậy sự cạnh tranh đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và ngày càng quyết liệt hơn. Đó vừa là động lực để thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, vừa là thử thách rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, phải sáng tạo để lựa chọn hướng đi đúng đắn nhất cho riêng mình. Một doanh nghiệp nếu không tự tìm cho mình một vị trí vững chắc để phát triển thì sẽ khó tồn tại trên thị trường và dần dần sẽ bị tụt hậu và tự đào thải ra khỏi môi trường kinh doanh. Vì vậy, tổ chức tốt công tác quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp là vấn đề mà các nhà quản lý kinh tế rất quan tâm nhằm tạo vị thế và uy tín của mình trên thương trường.
    Quản lý kinh doanh nói chung và kế toán nói riêng là công cụ rất đắc lực trong việc thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp là những người mô tả được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp về mọi mặt từ nguồn tài chính, sự vận động của tiền tệ, các hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hoá v v. Qua đó các nhà quản lý sẽ nhanh chóng nắm vững được tình hình tài chính của công ty và có được những nhìn nhận đúng đắn, thực chất và đầy đủ nhất về công tác điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, để đưa ra những giải pháp, những chiến lược kinh doanh mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường cũng như của Công ty, giúp cho Công ty ngày càng phát triển trong sản xuất kinh doanh.
    Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, hạch toán kế toán nói chung và bộ phận kế toán bán hàng nói riêng là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Họ giúp cho các doanh nghiệp tìm ra những hạn chế cần khắc phục, những lợi thế cần được phát huy, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mă, chủng loại cũng như công dụng, chức năng của sản phẩm nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của thị trường. Đồng thời họ giúp cho các doanh nghiệp từng bước xây dựng cho sản phẩm của mình có một thương hiệu tin cậy và uy tín trên thị trường, dần định hướng tiêu dùng cho khách hàng đồng thời có chiến lược mở rộng và phân loại thị trường tiêu thụ, áp dụng rộng rãi các phương thức bán hàng, các hình thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất diễn ra nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
    Với những lý luận trên, đồng thời kết hợp với thời gian thực tập tại công ty TNHH Tân Đức, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo T.s Nguyễn Viết Tiến cùng với các anh chị trong Ban giám đốc và phòng Kế toán của công ty, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng, do vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Tân Đức”.
    Đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao gồm hai chương sau:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các DNTM và thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Tân Đức.
    Chương 2: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Tân Đức.





    CHƯƠNG 1
    Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở
    các doanh nghiệp thương mại và thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Tân Đức.

    I. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
    1. Đặc điểm của hoạt động bán hàng trong nền kinh tế thị trường
    Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh v.v
    1.1. Đối tượng phục vụ
    Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp thương mại là người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan, tổ chức xã hội.
    1.2. Các phương thức và hình thức bán hàng
    Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau như bán buôn, bán lẻ hàng hoá, ký gửi, đại lý. Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng, chờ chấp nhận, )
    1.2.1. Phương thức bán buôn
    Là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất . để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:
    a. Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng:
    - Hình thức bán giao tay ba
    - Hình thức gửi hàng chuyển bán thẳng
    b. Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho
    - Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp
    Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng
    1.2.2. Phương thức bán lẻ
    Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Phương thức bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
    - Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
    - Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
    - Hình thức bán hàng trả góp
    - Hình thức bán hàng tự động
    1.2.3. Phương thức bán hàng đại lý
    - Hình thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
    - Hình thức bán hàng nhận đại lý
    1.3 Các phương thức thanh toán
    Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như trị giá lô hàng bán, mức độ thường xuyên trong quan hệ mua bán, mức độ tín nhiệm lẫn nhau mà doanh nghiệp thương mại và người mua có thể thoả thuận lựa chọn sử dụng các phương thức, hình thức thanh toán khác nhau.
    1.3.1. Phương thức thanh toán trực tiếp:
    Là quá trình bán hàng và thu tiền phát sinh cùng một thời điểm. Theo phương thức thanh toán này, có các hình thức sau :
    - Hình thức thanh toán bằng tiền mặt
    - Hình thức trao đổi hàng
     
Đang tải...