Chuyên Đề Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trưòng - Lấy ví dụ tại công ty Vật Liệu Điện - Dụng Cụ Cơ Khí



    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"][/TD]
    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU

    Trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới, chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với xu thế toàn cầu hoá như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với nhu cầu của xã hội. Hoạt động trong hoàn cảnh mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ việc tổ chức vốn, tổ chức kinh doanh đến việc tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói thị trường là môi trường cạnh tranh, là nơi luôn diễn ra sự ganh đua cọ xát giữa các thành viên tham gia để dành phần lợi cho mình. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tập trung mọi cố gắng, nỗ lực vào hai mục tiêu chính : có lợi nhuận và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp nào nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin thì càng có khả năng tạo thời cơ phát huy thế chủ động trong kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Do đó kế toán là động lực thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng làm ăn có hiệu quả.
    Cùng với sự phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế đòi hỏi hệ thống kế toán phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu của quản lý.
    Với doanh nghiệp thương mại - đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế quốc dân - có quá trình kinh doanh theo một chu kỳ nhất định là : Mua- Dự trữ - Bán, trong đó khâu bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và có tính quyết định đến cả quá trình kinh doanh. Có bán được hàng thì mới lập được kế hoạch mua vào và dự trữ cho kỳ tới, mới có thu nhập để bù đắp chi phí kinh doanh và tích luỹ để tiếp tục cho quá trình kinh doanh. Do đó việc quản lý quá trình bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp thương mại.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bán hàng, kế toán bán hàng là phần hành chủ yếu trong các doanh nghiệp thương mại và với chức năng là công cụ chủ yếu để nâng cao hiệu quả tiêu thụ thì càng phải được củng cố và hoàn thiện nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên, qua quá trình thực tập tại công ty Vật Liệu Điện - Dụng Cụ Cơ Khí cùng với lý luận kế toán mà em đã được học, em đã lựa chọn đề tài :” Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trưòng - Lấy ví dụ tại công ty Vật Liệu Điện - Dụng Cụ Cơ Khí “ cho luận văn tốt nghiệp của mình
    Nội dung của luận văn này được nghiên cứu dựa theo những kiến thức lý luận được trang bị ở nhà trường về kế toán thương mại, phân tích hoạt động kinh tế . và tình hình thực tế tại công ty
    Vật Liệu Điện - Dụng Cụ Cơ Khí để tìm hiểu nội dung của từng khâu kế toán từ chứng từ ban đầu cho đến khi lập báo cáo, bảng biểu kế toán. Từ đó thấy được những vấn đề đã làm tốt và những vấn đề còn tồn tại nhằm đưa ra biện pháp khắc phục để hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty.
    Bố cục của luận văn gồm 3 chương :
    Chương I : Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường.
    Chương II : Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty Vật Liệu Điện- Dụng Cụ Cơ Khí.
    Chương III : Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty Vật Liệu Điện- Dụng Cụ Cơ Khí.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng 3
    ở các doanh nghiệp thương mại trong điều kiện kinh tế
    thị trường.

    I. đặc điểm nghiệp vụ bán hàng và nhiệm vụ kế toán 3
    1.đặc điểm của kinh tế thị trường và hoạt động của doanh 3
    nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.
    2. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng 6
    2.1. Các phương thức bán hàng 6
    2.2. Các phương thức thanh toán 8
    2.3. Phạm vi thời diểm xác định hnàg bán 11
    2.4. Giá cả hàng bán 12
    3. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng 12
    4. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 13
    II. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng 14
    trong các doanh nghiệp thương mại
    1. Sự cần thiết 14
    2. Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng 15
    trong các doanh nghiệp thương mại
    2.1. Hoàn thiện hạch toán ban đầu 15
    2.2. Vận dụng đúng đắn tài khoản kế toán 16
    vào quá trình hạch toán
    2.3. Phương pháp tính giá vốn hàng bán 28
    2.4. Tổ chức khoa học hệ thống sổ kế toán để hạch toán 31
    3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng 36
    CHƯƠNG II : thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng 38
    tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí ( VLĐ - DCCK )

    I/ Đặc điểm tổ chức kinh doanh & công tác kế toán 38
    tại công ty VLĐ _ DCCK
    1. đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 38
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 38
    1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 40
    1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 40
    1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 42
    2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty 45
    2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 45
    2.2. Hình thức sổ kế toán 46
    II. Thực trạng kế toán bán hàng ở công ty VLĐ - DCCK 48
    1. Tình hình tổ chức bán hàng và quản lý bán hàng ở công ty 48
    2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công tyVLĐ - DCCK 51
    2.1 Chứng từ sử dụng 51
    2.2. Tài khoản sử dụng 53
    2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ bán hàng chủ yếu 53
    2.4 sổ kế toán nghiệp vụ bán hàng 60
    CHƯƠNG III : Hoàn thiện kế toán bán hàng 63
    ở công tyVLĐ -DCCK

    I. Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng 63
    ở công ty VLĐ - DCCK
    1. Đánh giá công tác kế toán của công ty 63
    2. Đánh giá kế toán nghiệp vụ bán hàng 64
    II. Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác 65
    tổ chức kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công tyVLĐ -DCCK
    1. Về công tác tổ chức chứng từ kế toán 66
    2. Về tài khoản sử dụng 66
    3. Về hạch toán tổng hợp 67. 4.Về giá vốn hàng bán 69
    5. Về sổ sách kế toán 69
    Kết luận 70 [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...