Luận Văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản


    Chương 1 : Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
    Chương 2 : Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
    Chương 3 : Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội

    Từ khi chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế sôi động hơn với sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại để tự khẳng định mình và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đòi hỏi hàng hoá bán ra phải được thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận. Mục tiêu của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn để tạo tiền đề cho việc mở rộng thị phần trong nước cũng như nước ngoài. Để bắt kịp xu thế phát triển và không bị đẩy ra khỏi “cuộc chơi ”, các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng, bán hàng là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Bán hàng hay còn gọi là tiêu thụ là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để tiêu thụ đạt hiệu quả, hàng hoá bán ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bởi có tiêu thụ tốt sản phẩm doanh nghiệp mới đảm bảo hoạt động kinh doanh được thường xuyên liên tục. Qua đó doanh nghiệp sẽ tăng nhanh vòng quay vốn, có thu nhập để bù đắp chi phí và tích luỹ vốn đầu tư phát triển. Bán hàng có ý nghĩa đối với doanh nghiệp thương mại, với nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Nó có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại. Nó cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của người dân và nhu cầu sản xuất của các nghành kinh tế khác có liên quan. Để hoàn thành tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp tổ chức và quản lý mà trong đó kế toán nghiệp vụ bán hàng giữ vai trò quan trọng.Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu hết sức cần thiết không riêng với bất cứ doanh nghiệp thương mại nào.Thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy rõ điều đó. Tuy nhiên công cụ này đã được sử dụng triệt để chưa lại là vấn đề cần đề cập đến.

    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
    1.1.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1.1 Đặc điểm của nền kinh tế thị trường
    Đất nước ta đang từng bước phát triển theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này thì Đảng và Nhà nước đang từng bước đổi mới và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo mô hình tư bản chủ nghĩa sang một nền kinh tế thị trường mang "phong cách" xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế mà ở đó những khuyết tật của thị trường được hạn chế tới mức thấp nhất. Điều này không phải dễ bởi nó là bài toán khó của các quốc gia anh em có cùng một mô hình như chúng ta đó là Trung Quốc, Cu Ba và một số nước khác. Đến bây giờ theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì hiện nay chỉ có Trung Quốc là thành công hơn so với các nước khác khi vận dụng mô hình. Chính vì những khó khăn trên mà Đảng và Nhà nước ta phải luôn có những đường lối, chính sách trong từng thời kỳ ,từng giai đoạn của quá trình phát triển hay nói một cách đơn giản đó là những nội dung định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta.
    Định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đó là định hướng của một xã hội mà ở đó sự hùng mạnh của quốc gia là nhờ vào sự giàu có và hạnh phúc của dân cư. Xã hội không còn tình trạng người bóc lột người mọi người làm việc theo năng lực hưởng theo lao động .Tất nhiên, đây vẫn còn là ước mơ của Nhà nước ta song là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta xây dựng các mục tiêu một cách phù hợp.
    Đó là việc thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nền kinh tế của nước ta có trình độ phát triển cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác làm nền tảng cho chế độ xã hội mới, Nhà nước quản lý nền kinh tế vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, kinh tế của ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
    Xét trên góc độ vi mô thì doanh nghiệp là "tế bào" của thực thể kinh tế thì nó cũng chịu sự tác động của các hoạt động trong nền kinh tế. Mà trước tiên nó sẽ chịu sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường.Như các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu và lưu thông tiền tệ.
    Nhưng dù là nền kinh tế thị trường theo đường lối TBCN hay theo đường lối XHCN thì nó cũng có những đặc trưng chung nhất định.Vì vậy trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu về các đặc điểm này để từ đó mới dẫn dắt theo con đường mà ta lựa chọn.
    Trước tiên, ta phải thấy rằng nền kinh tế thị trường có tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì các doanh nghiệp hoạt động rất bị động tất cả đều do cấp trên đưa xuống các chỉ tiêu phải hoàn thành kế hoạch trong năm .điều này khiến cho các doanh nghiệp không có sự năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp luôn phải vận động để làm sao có thể bù đắp được chi phí và kinh doanh có lãi đồng thời phải chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
    Trên thị trường hàng hoá rất phong phú, chính do sự năng động của từng doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển mà họ phải luôn tìm cách tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hàng hoá phải có nhiều chủng loại để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Đây được coi là một ưu việt của nền kinh tế thị trường nó sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển.
    Giá cả hàng hoá được quyết định ngay trên thị trường do sự tác động qua lại của cung và cầu. Vì vậy, giá cả trong nền kinh tế thị trường không bao giờ cố định nhưng cái quyết định vẫn là giá trị.
    Cạnh tranh là một tất yếu của thị trường bởi các doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá đều mong muốn và coi mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận. Chính vì vậy, mà khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường họ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trong cùng một ngành hoặc khác ngành. Cạnh tranh sẽ đào thải những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không có hiệu quả và sẽ giúp cho các doanh nghiệp "chiến thắng " có được nhiều kinh nghiệm hơn trên thương trường và lớn mạnh hơn về tiềm lực kinh tế.
    Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở. Kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự mở cửa, bởi một nền kinh tế mà hàng hoá luôn dồi dào thì sẽ dẫn đến sự ứ đọng hàng hoá trong nước nếu ta không mở cửa, khiến dẫn đến hiện tượng khủng hoảng thừa nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những giao dịch với nước ngoài để có thể làm giảm được hàng hoá thừa đồng thời nhờ có nền kinh tế mở mà ta có thể có được các loại hàng hoá mà ta còn thiếu hoặc chưa sản xuất được. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà quốc tế hoá ngày càng lớn thì việc mở cửa là một vấn đề hết sức quan trọng.

    1.1.1.2 ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với nghiệp vụ bán hàng
    Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp trước hết phải giải đáp các vấn đề: kinh doanh hàng hoá gì, hướng tới đối tượng khách hàng nào và kinh doanh như thế nào.
    Nếu như trước đây các doanh nghiệp thương mại hoạt động theo một hệ thống các chỉ tiêu từ trên xuống dưới: vốn do nhà nước cấp, kế hoạch mua bán, giá cả đã có sẵn chỉ việc tuân theo, lãi doanh nghiệp hưởng, lỗ nhà nước chịu Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường không còn được nhà nước bao cấp nữa, các doanh nghiệp thương mại phải tự tìm hướng đi cho mình, tự hạch toán độc lập. Do vậy, mỗi doanh nghiệp thương mại phải đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể đạt được mục tiêu của mình trong cuộc cạnh tranh đầy khắc nghiệt này. Có thể nói, tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế thị trường là quá trình gồm nhiều hoạt động: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, các chính sách và hình thức bán hàng để doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do có sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế nên doanh nghiệp phải nắm bắt rõ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, phục vụ cho họ những sản phẩm tốt nhất cả về kiểu dáng, chất lượng, giá cả cùng các dịch vụ kèm theo.
    Vì vậy các nhà kinh doanh cần tìm kiếm những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp từng bước chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận, tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thương trường.
     
Đang tải...