Chuyên Đề Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không những là thước đo phản ánh trình độ và năng lực quản lý mà còn là yếu tố quyết định đến sinh mệnh của một doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều thận trọng xác định cho mình những bước đi thích hợp và có tính chiến lược từ việc tổ chức quản lý đến việc tiếp cận, khai thác thị trường.
    Thực tế nhiều năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng sa sút, kém hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng kém hiệu quả như vậy? Quả thật đây là vấn đề làm không ít các nhà quản lý nhức nhối. Một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đó chính là tổ chức quản lý doanh nghiệp với hệ thống kế toán là xương sống. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải tổ chức và cải tiến công tác kế toán tại đơn vị mình như thế nào cho phù hợp nhằm tạo nền tảng, cơ sở cho các quá trình kinh tế khác diễn ra đúng theo mong đợi.
    Kế toán là công cụ quản lý quan trọng để quản lý vốn, tài sản và các quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra trong các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin kinh tế tài chính tin cậy để các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế và kiểm soát các hoạt động kinh tế diễn ra trong các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế.
    Như vậy, không chỉ các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác kế toán mà Nhà nước cũng cần luôn luôn bổ sung cung cấp những chính sách, hướng dẫn kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuận tiện trong việc gia nhập thị trường thế giới, nâng vị thế nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới.
    Đối với mỗi sinh viên chuyên ngành kế toán, bên cạnh việc nắm vững những kiến thức chuyên ngành đã được các thầy cô truyền đạt trên giảng đường, việc tìm hiểu thực tế về tổ chức và ghi chép kế toán tại các công ty là rất quan trọng, việc này sẽ giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ, thụ động khi ra trường và bước vào nghề.
    Qua thời gian thực tập tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin, để bổ sung thêm nguồn kiến thức thực tế cho mình em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin” với nội dung chính gồm 3 chương như sau:

    Chương 1
    : Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin.
    Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin.
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin.

    Trong suốt thời gian thực tập vừa qua em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Phạm Thị Bích Chi và các anh chị phòng Kế toán Ban Tài chính kế toán Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này tốt hơn. Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô và các anh chị phòng kế toán.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Sinh viên thực hiện
    Hoàng Thị Ngọc Giang

    CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM - VINASHIN

    1.1. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn

    1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn
    Là Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hàng hải hiện nay, hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn Vinashin là đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ theo các đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoài nước.
    Các sản phẩm đóng tàu của Vinashin được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài, tàu của Vinashin được đưa vào khai thác tốt trên các tuyến hàng hải trên toàn thế giới.
    Vinashin hiện có 11 liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu (Hyundai Vinashin, Song san - Vinashin), thiết kế (Vinakita, Việt Hàn), sản xuất container (TGC), nắp hầm hàng (Vinashin – McGregor), nội thất tàu thủy (Sejin – Vinashin), vân tải (Baikan), kinh doanh gas (Shell gas Hải Phòng), hệ thống thông tin (Vinashin Plus), phá dỡ tàu cũ (Visco).
    Các đối tác trong nước là các công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam- Vinalines, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí- PTSC, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí- PVtrans
    Bên cạnh đó, do đặc điểm của tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin còn có thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các Doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, thương hiệu, công nghệ và thị trường. Hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có:
    - Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con
    - Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
    - Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
    - Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
    - Các đơn vị sự nghiệp

    1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn
    Do đặc điểm hoạt động kinh doanh như vậy nên doanh thu của Tập đoàn cũng được hạch toán phù hợp, bao gồm:
    - Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường
    Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của Tập đoàn. Trong đó:
    ã Doanh thu bán hàng có 2 loại chính:
    + Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu
    Các hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 (ba) bên gồm: Chủ tàu (người mua), Công ty mẹ (người bán) và Công ty con đóng tàu (người đóng tàu), doanh thu của Công ty mẹ là giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho sản phẩm đóng tàu đó và số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng.
    Sau khi ký hợp đồng bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản tiền để thực hiện công việc đóng tàu, và tuỳ theo tiến độ hoàn thành của công việc đóng tàu Tập đoàn sẽ ghi nhận doanh thu tương ứng cho từng tiến độ.
    + Doanh thu từ việc cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu cho đơn vị đóng tàu
    Tập đoàn sẽ đứng ra mua các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc đóng tàu để cung cấp cho các đơn vị đóng tàu và ghi nhận doanh thu như là một khoản bán hàng.
    ã Doanh thu cung cấp dịch vụ
    Do đặc điểm của các sản phẩm đóng tàu là có giá trị lớn và phải thực hiện trong thời gian dài nên khi thực hiện các hợp đồng Tập đoàn cũng đồng thời phải ký các hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh với các đối tác. Đây là việc Tập đoàn- với thương hiệu của mình, đứng ra thay mặt cho các đơn vị đóng tàu thực hiện cam kết bảo hiểm, bảo lãnh. Do đó đây được xem là một hoạt động cung cấp dịch vụ tại Tập đoàn.
    - Doanh thu tài chính:
    Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ bao gồm:
    + Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của Công ty mẹ;
    + Tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính;
    + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kể cả chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính thấp hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán và chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả thu bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính cao hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán;[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...