Tiến Sĩ Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh nghiệp tại các Doanh nghi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
    KHI TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

    1.1. Tổng quan về định giá doanh nghiệp.
    Định giá doanh nghiệp (ĐGDN) hay còn gọi là "Xác định giá trị doanh
    nghiệp" (XĐGTDN) là việc làm tất yếu trong công cuộc TCT nền kinh tế nói chung,
    TCT doanh nghiệp (TCTDN) nói riêng để nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ
    cấu về vốn chủ sở hữu, giúp chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần
    đầu (IPO), giúp cải thiện tình hình hoạt động của công ty sau thời gian hoạt động
    kém hiệu quả. Quá trình ĐGDN sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và
    điểm yếu của doanh nghiệp (DN) giúp công ty đánh giá một cách khách quan hoặc
    “mở khoá” các cơ hội (tiềm năng) và gia tăng giá trị cổ phiếu cho các cổ đông hiện
    tại và tương lai.
    1.1.1. Khái niệm về định giá doanh nghiệp.
    1.1.1.1. Giá trị doanh nghiệp.
    Giá trị doanh nghiệp (GTDN) là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập
    mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Để hiểu rõ
    khái niệm về GTDN ở trên ta xét từ các khía cạnh sau:
    Thứ nhất: DN là một tổ chức, một đơn vị kinh tế chứ không giống như những
    “tài sản” thông thường. Nó là một thực thể hoạt động, thông qua sự hoạt động mà
    người ta nhận dạng ra DN, DN không phải là một tập hợp các loại tài sản vào với
    nhau. Khi thực hiện phá sản, DN không còn tồn tại với tư cách của một tổ chức kinh
    doanh nữa. Khi đó, nó chỉ đơn giản là một sự hỗn hợp các loại tài sản đơn lẻ, rời rạc
    mà người ta có thể thanh lý, phát mãi từng thứ riêng biệt như những hàng hóa thông
    thường – nó không còn đầy đủ ý nghĩa của một DN. Do vậy, GTDN là một khái
    niệm chỉ được dùng cho những DN đang còn hoạt động và sẵn sàng hoạt động.
    Thứ hai: DN là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh, nhưng đồng thời cũng là
    một hàng hóa. Chúng có thể được trao đổi, mua bán như những hàng hóa thông
    thường khác. Khái niệm “DN” cũng như khái niệm về “giá trị doanh nghiệp” là
    những khái niệm thuộc phạm trù của kinh tế thị trường. Và vì vậy, quan niệm về giá 2
    trị, cũng như các tiêu chuẩn để nhận biết giá trị như đã nêu ở phần trên, hoàn toàn có
    thể sử dụng được để ĐGDN.
    Thứ ba: DN là một tổ chức, một đơn vị, một hệ thống và đồng thời cũng là
    một phần tử trong hệ thống lớn – nền kinh tế. Do đó, sự tồn tại của DN là ở mối quan
    hệ của nó với các phần tử khác của hệ thống, tức mối quan hệ với các đơn vị, thể
    nhân và pháp nhân kinh tế khác. Sự tồn tại của DN không chỉ được quyết định bởi
    các mối quan hệ bên trong DN mà còn bởi mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài,
    như: Khách hàng, người cung cấp, người cho vay
    Sự phát triển của DN ở mức độ nào, là tùy thuộc vào mức độ bền chặt của các
    mối quan hệ đó với môi trường xung quanh, DN có đạt được mục tiêu lợi nhuận của
    mình hay không sẽ phụ thuộc có tính quyết định ở các mối quan hệ đó, chính vì vậy,
    sự đánh giá về DN đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ nói trên. Tức là, đánh
    giá về DN không chỉ đơn thuần bao gồm nội dung đánh giá về những tài sản trong
    DN mà điều quan trọng hơn là phải đánh giá nó về mặt tổ chức.
    Thứ tư: Các nhà đầu tư thành lập ra DN không nhằm vào việc sở hữu các tài
    sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ) hay sở hữu một bộ máy kinh doanh
    năng động mà nhằm vào mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận, tìm kiếm thu nhập.
    Tiêu chuẩn để họ đánh giá hiệu quả hoạt động – lợi ích của DN đối với các nhà đầu
    tư ở các khoản thu nhập từ hoạt động SXKD. Vì vậy, tại các nước có nền kinh tế thị
    trường phát triển, GTDN được xác định là các khoản thu nhập trong quá trình
    SXKD, độ lớn của GTDN. Theo đó, được đo bằng lượng thu nhập mà DN có thể
    mang lại cho các nhà đầu tư.
    Trong nền kinh tế thị trường, cũng như các hàng hóa khác, sự hoạt động của
    DN mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. DN là một loại tài sản đặc biệt, lại như một cỗ
    máy sinh lời và có thể hợp nhất, sáp nhập, mua bán, chia tách Khi thực hiện các
    giao dịch này, giá cả và giá trị của loại hàng hóa DN cũng không nằm ngoài các quy
    luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh.
    Theo từ điển của Oxford thì giá trị được định nghĩa là: : “Thước đo bằng hiện
    vật hoặc tiền tệ của một vật mà tại đó mới có thể được trao đổ hoặc giao dịch”
    ¾ Một số khái niệm về GTDN liên quan tới kế toán ĐGDN
    Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán: Là tổng giá trị tài sản thể hiện trong 3
    Bảng cân đối kế toán của DN theo chuẩn mực kế toán hiện hành.
    Giá trị thực tế của doanh nghiệp: (giá trị thị trường của DN) là tổng giá trị
    thực tế của tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu của DN tính theo giá thị
    trường tại thời điểm xác định GTDN. Được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê,
    phân loại và đánh giá xác định giá trị thực tế của toàn bộ tài sản của DN theo giá thị
    trường tại thời điểm định giá.
    Giá trị hợp lý: Theo IFRS 13, "giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán
    tài sản hoặc phải trả khi chuyển giao một khoản công nợ trong một giao dịch bình
    thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị giao dịch." Bản chất
    của GTHL là một phương pháp bổ sung cho giá gốc và tập trung vào việc định giá
    sau ghi nhận ban đầu trên cơ sở giá thị trường và các thông tin có được từ thị trường.
    Giá trị hợp lý còn được sử dụng cho đánh giá ban đầu của tài sản khi không có giá
    gốc ở một số trường hợp cụ thể.
    Giá trị hoạt động liên tục: Là giá trị của một DN, hay một lợi ích trong đó
    được xem xét theo giả thiết DN hoạt động liên tục.
    Giá trị phần vốn chủ sở hữu tại DN theo sổ kế toán: Là phần còn lại khi lấy
    GTDN theo sổ kế toán trừ đi các khoản nợ phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng
    và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
    Giá trị thực tế phần vốn chủ sở hữu tại DN: Là phần còn lại khi lấy tổng giá
    trị thực tế của DN trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả và số dư nguồn kinh phí sự
    nghiệp (Nếu có). Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả
    của DN trừ (-) các khoản nợ không phải thanh toán.
    Giá trị của DN để TCT DN: Là giá cả của DN khi được chuyển, bán cho chủ
    sở hữu khác, nó được xác định trên cơ sở giá trị thị trường và giữa giá trị xác định
    của DN và giá bán trên thị trường có thể xảy ra các trường hợp sau:
    - Giá trị của DN trên thị trường bằng với giá trị xác định. Điều này chứng tỏ DN
    được người đầu tư chấp nhận về mọi mặt vì DN phản ánh được mức độ đáp ứng
    của mình về mọi mặt trên thị trường. Đây là một trường hợp lý tưởng nhất đối
    với một DN khi định giá (điều này lại khó xảy ra trong thực tế).
    - Giá trị của DN trên thị trường lớn hơn giá trị xác định. Điều này chứng tỏ giá trị
    vô hình của DN lớn, có nhiều triển vọng trong tương lai, khả năng sinh lời cao nên 4
    được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
    Giá trị lợi thế thương mại (theo VAS 11-Lợi thế kinh doanh của DN): Là
    những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản không xác định được và
    không ghi nhận được một cách riêng biệt.
    - Theo IFRS 3 giá trị về lợi thế thương mại (Goodwill) thu được hoặc giảm trừ
    được yêu cầu ghi nhận kết quả lợi thế thương mại từ giao dịch Hợp nhất kinh
    doanh như là tài sản của bên bị mua. Sau khi ghi nhận ban đầu, lợi thế thương
    mại sẽ không được thực hiện vốn hóa đối với khoản lợi nhuận hoặc lỗ theo
    phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp cơ bản khác. Nó sẽ ghi nhận bằng
    giá phí Hợp nhất kinh doanh trừ đi các khoản làm giảm lũy kế. Lợi thế thương
    mại sẽ được kiểm tra theo như quy định của IAS 36 - sửa chữa tài sản. Mặc dù
    ghi nhận một tài sản, nhưng lợi thế thương mại không nên được đánh giá lại.
    Lợi thế thương mại âm được sử dụng để phản ánh phần vượt quá phần tài sản
    thuần có thể xác định được trong giao dịch Hợp nhất kinh doanh (HNKD) thông qua
    quá trình chuyển giao và lợi ích không kiểm soát của bên mua.
    1.1.1.2. Định giá doanh nghiệp.
    Định giá là "xác định giá trị bằng tiền tệ cho các đối tượng hoặc sự kiện liên
    quan đến DN" 1 . ĐGDN là quá trình xác định thước đo bằng tiền tệ của DN, thông
    qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của DN được biểu hiện dưới hình thái
    tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn cũng như kết quả hoạt động kinh
    doanh của DN. Đây là quá trình đánh giá nhằm đưa ra ý kiến về GTDN chứ không
    phải là việc tính toán các công thức toán học thuần túy, xác định GTDN là công việc
    chứa đựng nhiều ước tính chủ quan. Trên thực tế sẽ không thể có được một phương
    pháp định giá duy nhất đúng và có thể áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
    ĐGDN luôn đòi hỏi phương pháp luận lô-gic và việc vận dụng phù hợp, thận trọng
    các nguyên lý định giá cơ bản và thông lệ chung.
    Việc XĐGT và mua bán một DN khác với việc XĐGT và mua bán các hàng
    hóa thông thường do trong số các yếu tố cấu thành giá trị và giá cả DN có nhiều yếu
    tố khác với các yếu tố cấu thành giá trị và giá cả các hàng hóa thông thường. GTDN
    bao gồm cả giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình, cụ thể: Giá trị tài sản

    1 Eldon S. Hendriksen, Accounting theory, xuất bản lần thứ tư, trang 75 5
    hữu hình là giá trị những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho
    hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tính chất ghi nhận Bảng cân đối kế toán
    (BCĐKT) của DN bao gồm giá trị thực tế của DN (toàn bộ tài sản của DN sử dụng
    cho HĐKD). Là những yếu tố tạo ra lợi nhuận của DN. Nguồn gốc của giá trị tài sản
    hữu hình là tài sản có tính vật chất của DN nên phần giá trị này có tính ổn định hơn
    so với phần giá trị tài sản vô hình. Giá trị tài sản vô hình là giá trị các tài sản có tác
    dụng làm tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động SXKD của DN, do đó làm gia tăng
    giá trị của DN như trình độ tổ chức quản lý: Trình độ chuyên môn kỹ năng của người
    lao động tại DN, vị trí địa lý, uy tín, thương hiệu và xu hướng phát triển của DN
    trong tương lai Thực tiễn đã chứng minh, giá trị vô hình của DN là một đại lượng
    có thật, có thể xác định được, trong nhiều trường hợp nó có giá trị lớn, thậm chí lớn
    hơn rất nhiều so với giá trị hữu hình của DN. Theo số liệu của Liên đoàn kế toán
    quốc tế (IFAC), năm 1998 khoảng 50-90% giá trị của một công ty tạo ra (tùy thuộc
    vào từng loại hình công ty) là nhờ vào việc quản trị các tài sản vô hình. Do vậy, các
    tài sản hữu hình được tạo ra chiếm 10-50% giá trị của công ty. Hay như công ty
    Microsoft tại thời điểm năm 1996 tổng giá trị của công ty là 86 tỷ USD, trong đó
    toàn bộ giá trị những tài sản hữu hình (bao gồm bất động sản, máy móc, thiết bị )
    chỉ chiếm 1 tỷ USD, phần còn lại 85 tỷ USD là giá trị của những tài sản vô hình
    (điển hình là bản quyền của phần mềm hệ điều hành Windows). Như vậy, đối với
    công ty Micrsoft, toàn bộ giá trị của công ty phụ thuộc vào tên tuổi và sự tài giỏi
    trong việc khai thác và quản trị các tài sản vô hình, hơn là số tài sản hữu hình. Sự
    chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một
    thực tế khách quan. Nếu trong những năm 70 của thế kỷ XX tương quan giữa giá trị
    sổ sách (căn cứ vào Bảng cân đối tài sản) và giá trị thị trường (căn cứ vào giá cổ
    phiếu) của một công ty là 1/1, thì hiện nay tương quan đó lại là 1/6. Do giá trị tài sản
    vô hình chịu sự tác động trực tiếp của việc đánh giá trên thị trường nên giá trị tài sản
    vô hình của DN biến động thường xuyên hơn so với giá trị tài sản hữu hình. Chính vì
    thế thách thức đặt ra cho các DN là rất lớn nếu các DN không biết xây dựng một
    chiến lược để phát triển và quản trị tài sản vô hình, xây dựng thương hiệu thì sẽ phải
    đối mặt với rủi ro lớn trên thương trường. Điều này đã được thực tế của VN trong
    thời gian gần đây chứng minh rõ nét qua việc xuất khẩu nông sản, thủy sản 6
    Đối với một DN khi XĐDN với bất cứ lý do nào đều được hiểu nếu tại thời
    điểm đó đem ra bán trên thị trường là việc chuyển giao toàn bộ tài sản hiện có với
    việc kế thừa các nguồn “nội lực” vốn có của DN, nên mục tiêu trọng tâm của
    XĐGTDN là XĐGT tương lai của DN mà các bên có quyền lợi đối với DN đều quan
    tâm (người bán, người mua DN, chủ nợ ). Do vậy, trong nền kinh tế thị trường,
    việc mua bán DN giữa các nhà đầu tư với nhau được tuân thủ theo quan hệ thị
    trường, là chịu sự chi phối của các quy luật trên thị trường (quy luật giá trị, quy luật
    cung cầu, quy luật cạnh tranh ) TS của DN không chỉ được xem xét thuần túy dưới
    dạng các khối hiện vật hoặc một DN cụ thể mà được giá trị hóa trong thị trường.
    Để XĐGTDN, xét về mặt nguyên lý, chỉ có thể tồn tại 2 cách tiếp cận, đó là:
    Trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản trong DN và đánh giá giá trị của yếu tố tổ
    chức. Hoặc bằng một kỹ thuật nào đó để lượng hóa các khoản thu nhập mà DN có
    thể mang lại cho nhà đầu tư và về lượng GTDN được đo lường trên hai phương diện:
    Giá trị thị trường và giá trị kế toán. Vì vậy, một phương pháp XĐGTDN được gọi là
    cơ bản và khoa học, trước hết nó phải thuộc vào một trong hai cách tiếp cận nói trên.
    Như vậy: Định giá doanh nghiệp (ĐGDN) chính là gắn cho nó một giá trị mà
    một nhà đầu tư nào đó mua toàn bộ về mặt lý thuyết. Là giá trị lý thuyết phản ánh
    một giao dịch mua tiềm năng chứ không phải giá một giao dịch thực.
    Theo giáo sư W.Seabroke và N.Walker,viện đại học Portsmouth, vương quốc
    Anh:
    “Định giá được hiểu là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ
    thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ”.[38]
    Còn theo giáo sư Lim Lan Yuan, trường xây dựng và bất động sản, đại học
    quốc gia Singapore thì: “Định giá được quan niệm là một nghệ thuật hay khoa học về
    ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản tại một thời điểm, có cân
    nhắc đến tất cả các đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét đến tất cả các yếu tố
    kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn”.
    Vậy với các quan điểm trên ta có thể hiểu ĐGDN theo hai cách như sau:
    Thứ nhất, ĐGDN là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ
    thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ, đó là để đưa DN ra
    mua bán, hoặc để đầu tư vào DN
     
Đang tải...