Luận Văn Hoàn thiện kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán CPSX & tính GTSP trong các doanh nghiệp sản xuất
    LỜI NÓI ĐẦU
    Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất các loại sản phẩn và thực hiện cung cấp các loại sản phẩm đó phục vụ nhu cầu xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục đích quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) là lợi nhuận tối đa. Vì vậy doanh nghiệp (DN) phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả thu được những gì, bao nhiêu v.v . song nếu chỉ biết một cách tổng thể, chung chung thì chưa đủ, mà cần thiết phải biết một cách cụ thể, chi tiết cho từng loại hoạt động, hằng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ. Bởi vậy doanh nghiệp phải tổ chức cùng loại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của mình v.v . việc tổ chức tốt công tác kế toán công dụng sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, yêu cầu của việc quản lý kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp sản xuất cũng đòi hỏi phải có những thông tin cụ thể về tình hình tài chính , chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, giá bán hàng hoáv.v . của doanh nghiệp . Mặt khác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở quan trọng để tính toán xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác của doanh nghiệp . Như xác định giá bán, hạch toán, lãi, lỗ v.v . song nhiên liệu thực tế việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm còn tồn tại nhiều điều bất cập về lý luận và thực tiễn vì vậy yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cấp thiết và cần phải làm và đây cũng là lý do tại sao em chon đề tài " hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất".
    Mục đích nghiên cứu là xem xét những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó toàn là những điểm bất hợp lý còn tồn tại trong chế độ kế toán hiện hành để từ đó kiến nghị một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

    Đề tài này được chia thành hai phần chính sau:
    Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.

    Mặc dù đã hết sức cố gắng tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên chắc chắn bài viết còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế nhất định.
    Em xin chân thành cám ơn Thầy Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ em, hướng dẫn em hoàn thiện đề tài này.
    I).NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DNSX:
    1.Chi phí sản xuất:
    a).Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất:
    a1. Khái niệm:
    Để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, các doanh nghiệp nói chung và DNSX (Doanh Nghiệp Sản Xuất) nói riêng phải sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và công nghệ. Toàn bộ những hao phí về các yếu tố sản xuất đó liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được tính vào chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất (CPSX ) là gì? Theo quan điểm kế toán thì CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật chất mà DN đã bỏ ra liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Về thực chất CPSX là sự chuyển dịch vốn - chuyển giá trị từ các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành sản phẩm.
    Chi phí sản xuất có rất nhiều loại và ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp , tính chất và đặc thù sản xuất kinh doanh thì CPSX cũng khác nhau về nội dung, tính chất, vai trò, vị trí, Vì vậy, để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán CPSX thì cần thiết phải phân loại CPSX .
    a2. Phân loại CPSX :
    Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX khác nhau vào từng loại, từng nhóm theo nhưbgx đặc trưng nhất định. Xét về lý luận cũng như thực tế, có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, như phân loại theo nội dung kinh tế, theo vị trí, theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất . Mỗi cách phân loại này đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Vì lý do này mà các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ một vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ở đây, xin giới thiệu một số phân loại CPSX chủ yếu sau:
    (1). Theo nội dung kinh tế và tính chất chi phí :
    Theo tiêu thức này, CPSX có thể chia thành các loại:
    - Chi phí Nguyên vật liệu.
    - Chi phí tiền lương.
    - Chi phí các khoản trích theo lương: BHXH, KPCĐ .
    - Chi phí khấu hao tài sản cố định.
    - Chi phí công cụ dụng cụ.
    -Chi phí dịch vụ mua ngoài.
    -Các khoản chi phí khác bằng tiền .
    (2)Theokhoảnmụcchiphí:
    Theo tiêu thức này, CPSX có thể chia thành 3 khoản:
    - Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu . tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
    - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trục tiếp).
    (3). Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm hoàn thành:
    Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành biến phí và định phí:
    - Định phí ( chi phí cố định): Là những khoản chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể so với sản lượng hoàn thành.
    - Biến phí (chi phí biến đổi): Là những khoản chi phí thay đổi ( biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Tốc độ biến đổi phí có thể nhanh, bằng, chậm hơn tốc độ biến đổi sản lượng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như tính hiệu quả theo qui mô, .
    b). Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX :
    Để hạch toán chính xác, đầy đủ CPSX và tính giá thành sản phẩm thì cần thiết phải xác định rõ đối tượng hạch toán của chúng. Về thực chất, xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí , tức là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí .
    Trên cơ sở xác định chi phí , kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí phù hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí . Bao gồm hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng .
    c).Trình tự hạch toán CPSX :
    Việc hạch toán CPSX trong các DNSX được thực hiện theo 4 bước sau:
    Thứ nhất: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến đối tượng sử dụng.
    Thứ hai: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho tùng đối tượng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ .
    Thứ ba: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
    Thứ tư: Xác định chi phí sản xuất dở dạng cuối kỳ.
    2). Giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
    a).Giá thành sản phẩm:
    a1. Khái niệm:
    Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
    a2. Phân loại giá thành sản phẩm:
    Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hành hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Vì vậy, có nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác nhau:
    Theo thời điểm tính và nguồn số liệu đẩ tính giá thành:
    Theo tiêu chí này, giá thành được chia thành ba loại sau:
    - Giá thành kế hoạch:
    Là loại giá thành được tính trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở số liệu là chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm theo kế hoạch.
    - Giá thành định mức:
    Là loại giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức chi phí và các định mức kinh tế kỹ thuật khác trong quá trình sản xuất sản phẩm.
    Nếu như giá thành kế hoạch có ý nghĩa trong việc kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện giá thành thì giá thành định mức có ý nghĩa khi tính cho đơn vị sản phẩm và giúp cho việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí , đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
    Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí :
    Theo tiêu thức này, giá thành được chia thành các loại sau:
     
Đang tải...