Luận Văn Hoàn thiện kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Lạc Trung

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Hoàn thiện kế toán CPSX & tính GTSP tại Xí nghiệp May Lạc Trung


    LỜI MỞ ĐẦU
    ​Lịch sử phát triển xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao . Trong đó vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất , nó là cơ sở vật chất ban đầu để hình thành nên sản phẩm mới hay giá thành của sản phẩm.
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục đích cuối cùng của các DNSX là lợi nhuận . Để đạt được mục đích này mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là vừa bảo toàn vừa đẩy nhanh vòng quay của vốn kinh doanh . Giá trị của nguyên vật liệu là biểu hiện của vốn lưu động và là bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để hướng tới lợi nhuận cao nhất thì nhất thiết các doanh nghiệp bên cạnh việc bảo đảm chất lượng sản phẩm để từ đó hạ được giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Do NVL có vai trò quan trọng đòi hỏi công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp cần có phương pháp hạch toán phù hợp về tình hình sử dụng NVL để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhận thức vai trò của kế toán , đặc biệt là kế toán vật liệu trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp và để hiểu rõ hơn về thực tế công tác kế toán trong thời gian thực tập tại công ty khoá Minh Khai em muốn tìm hiểu và đi sâu vào nghiên cứu đề tài : " Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty khoá Minh Khai ".
    Phạm vi nghiên cứu để viết đề cương báo cáo thực tập này được kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề đựơc chia làm 3 phần chính.
    * Phần I: Cơ sở lý luận chung về vật liệu và tổ chức kế toán vật liệu
    trong các doanh nghiệp sản xuất.
    * Phần II : Thực trạng tổ chức công tác kế toán vật liệu
    và tình hình quản lý sử dụng tại công ty khoá Minh Khai
    * Phần III : Một số ý kiến nhận xét , kiến nghị và những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở công ty khoá Minh Khai.
    Trong việc tìm hiểu nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót , Em mong được sự đóng góp ý kiến,nhận xét của Thầy, Cô ,các Anh ,Chị trong công ty và các bạn để bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện

    PHẦN THỨ NHẤT

    Cơ sở lý luận chung về vật liệu Tổ chức kế toán
    Vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

    I . SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1. Vị trí của vật liệu trong quá trình sản xuất :
    Vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình tháI vật chất là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất . Theo Mác “ Đối tượng lao động là tất cả mọi vật trong thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cảI vật chất cho xã hội”.
    Trong quá trình sản xuất , vật liệu chỉ tham gia và một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao và bị chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào chu kỳ sản xuất kinh doanh trong kỳ . Vật liệu là những tàI sản vật chất tồn tạI dưới nhiều dạng khác nhau , phức tạp về đặc tính lý , hoá nên dễ bị tác động của thời tiết khí hậu và môI trường xung quanh .
    Trong các doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tàI sản lưu động và chi phí vật liệu cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Qua đó , ta thấy vật liệu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nên đòi hỏi phảI tăng cường công tác quản lý và kế toán vật liệu, đảm bảo sử dụng tiết kiệm , hiệu quả hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm .


    2 . Đặc điểm và yêu cầu quản lý vật liệu:
    Quản lý vật liệu là yêu cầu khách quan của mọi nền sản xuất xã hội . vật liệu là một trong những tàI sản lưu động của doanh nghiệp đồng thời cũng là yếu tố chi phí . Nên vật liệu cần phảI được quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua , bảo quản đến khâu dự trữ.
    Quản lý vật liệu chặt chẽ thì hạn chế được những mất mát ,hư hỏng , hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
    Vật liệu là tàI sản dự trữ sản xuất , thường xuyên biến động nên đòi hỏi doanh nghiệp phảI tiến hành thu mua vật liệu đảm bảo đáp ứng đầy đủ , kịp thời cho quá trình sản xuất về số lượng , chất lượng , đảm bảo giá trị hợp lý.
    Tổ chức kho tàng bến bãI , phưng tiện cân đo , thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loạI vật liệu tránh hư hỏng mất mát và đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng vật liệu.
    Quản lý vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng ( phân xưởng ) để phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
    Doanh nghiệp có thể quản lý định mức dự trữ vật liệu để đảm bảo tôn trọng định mức dự trữ , tránh tình trạng ứ đọng và khan hiếm vật liệu làm ảnh hưởng đến tình hình tàI chính hay tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
    Tóm lạI quản lý chặt chẽ vật liệu là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tàI sản ở doanh nghiệp.
    3 . Nhiệm vụ của kế toán vật liệu:
    Để đáp ứng được yêu cầu quản lý , kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
    + Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua , vận chuyển bảo quản , nhập – xuất – tồn vật liệu .
    + Tính giá thành thực tế đã thu mua và nhập kho
    + Áp dụng đúng đắn các phưng pháp và kỹ thuật kế toán vật tư, thực hiện kế toán vật liệu theo đúng chế độ và phương pháp quy định
    + Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản ,dự trữ và sử dụng vật tư .
    Tính toán xác định chính xác số lượng giá trị vật liệu đã tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh.
    + Tham gia kiểm kê, đánh giá lạI vật liệu theo đúng chế độ quy định .
    4. Nội dung chủ yếu về tổ chức kế toán vật liệu :
    - Lập các định mức vật liệu cần thiết.
    - Xây dựng các nội dung , quy chế bảo quản , sử dụng vật liệu.
    - Tổ chức khâu hạch toán ban đầu vận dụng các chứng từ và luân chuyển chứng từ cho hợp lý và khoa học .
    - Tổ chức vận dụng tàI khoản và hệ thống sơ đồ kế toán một cách hợp lý
    - Tổ chức kiểm tra , kiểm kê , đối chiếu vật liệu cũng như các báo cáo nhập – xuất – tồn vật liệu
    - Tổ chức phân tích tình hình vật liệu và những thông tin kinh tế cần thiết
    II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU:
    1 Phân loạI vật liệu :
    Trong doanh nghiệp sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm thường cần phảI sử dụng nhiều loạI vật liệu khác nhau .Mỗi loạI vật liệu lạI có những công dụng và tính năng lý, hoá khác nhau ,do vậy cần phảI phân loạI thì mới có thể quản lý và hạch toán chặt chẽ được. Phân loạI vật liệu là xắp xếp các thứ vật liệu cùng loạI với nhau theo một đặc trưng nhất định thành từng nhóm, từng loại.
    Căn cứ vào nội dung kinh tế ,vai trò của vật liệu trong quy trình sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì vật liệu gồm có:
    -Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp , là cơ sở vật chất chủ yếu dùng để chế tạo ra sản phẩm.
    -Vật liệu phụ : là những loạI vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình kinh doanh , được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng , chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để duy trì khả năng làm việc bình thường của tư liệu lao động.
    -Nhiên liệu : Là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng cho quá trình sản xuất, ví dụ như : Xăng , dầu ,than , khí đốt,
    -Phụ tùng thay thế :Là loạI vật tư được sử dụng cho hoạt động bảo dưỡng sửa chữa tàI sản cố định.
    - Phế liệu : Là loạI vật liệu được loạI ra từ nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất. Nó đã mất hoàn toàn hay phần lớn giá trị sử dụng ban đầu.
    -Vật liệu khác : Gồm những thứ vật liệu chưa được kể trên.
    -Việc phân loạI vật liệu ở trên chỉ mang tính tương đối vì do đặc thù sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp là có sự khác nhau. Trong từng loạI vật liệu nêu trên doanh nghiệp có thể chia thành nhóm , thứ tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán của mỗi doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể căn cứ vào nguồn nhập ; Vật liệu nhập ngoàI , vật liệu nhận góp vốn ,vật liệu tự gia công chế biến, ;Theo tính chất thương phẩm thì có Nguyên vật liệu tươI sống và nguyên vật liệu khô.
    2 . Đánh giá vật liệu :
    Là việc xác định giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành kế toán nhập –xuất – tồn vật liệu phảI phản ánh theo giá thực tế.
    a. Giá thực tế nhập kho:
    Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu thường được nhập từ nhiều nguồn khác nhau ,nên giá thực tế của chúng được xác định cụ thể như sau:
    - Đối với vật liệu mua ngoàI;

    Trị giá thực tế Giá ghi trên hoá đơn Các chi phí thu mua thực Các khoản
    Của vật liệu = (gồm thuế nhập khẩu + tế (Gồm chi phí vận - chiết khấu
    Nhập kho thuế khác nếu có) chuyển bốc xếp , ) giảm giá.

    - Đối với vật liệu do doanh nghiệp thuê gia công ,chế biến:

    Trị giá vốn Giá thực tế của vật các chi phí gia công , chế biến
    vật liệu thực = liệu xuất thuê gia + (tiền thuê gia công,chi phí
    tế nhập kho công, chế biến vận chuyển , bốc dỡ, )

    -Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự gia công , chế biến:

    Giá thực tế Giá thực tế của Các chi phí
    Vật liệu = vật liệu xuất gia + gia công
    Nhập kho công ,chế biến chế biến.

    - Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh:

    Giá thực tế = Giá do hội đồng liên doanh đánh giá.
    - Đối với phế liệu : Được đánh giá theo giá ước tính hay giá trị thu hồi tối thiểu.
    b. Giá thực tế xuất kho:
    Trong các doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu thường được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau và từng thời đIểm khác nhau cho nên giá thực tế của từng lần nhập kho không hoàn toàn giống nhau,vì thế khi xuất kho , kế toán phảI tính toán xác định được giá thực tế xuất kho cho các đối tượng sử dụng khác nhau, theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký áp dụng và phảI bảo đảm tính nhất quản trong niên độ kế toán
    - Phương pháp nhập trước , xuất trước ( nhập trước , xuất sau)
    Theo phương pháp này có nghĩa là vật liệu nào được nhập vào kho trước thì sẽ xuất khỏi kho trước ( hoặc sau ) và khi xuất kho thì phảI lấy đúng theo giá mua thực tế của từng lô vật liệu để tính trị giá thực tế của vật liệu xuất kho .
    -Phương pháp giá thực tế đích danh :
    Theo phương pháp này có thể xuất kho bất kỳ các lô vật liệu hiện có ở trong kho và khi xuất kho loại vật liệu nào thì phảI lấy đúng theo đơn giá mua thực tế của lô vật liệu đó để tính trị giá thực tế của vật liệu xuất kho.
    Hai phưong pháp trên có ưu đIểm là kết quả tính toán chính xác nhưng có nhược đIểm là tính toán phức tạp. do đó phạm vi áp dụng chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loạI vật liệu ít , số lần nhập - xuất vật liệu trong kỳ không nhiều .điều kiện áp dụng các phưng pháp trên là phảI kế toán chi tiết theo từng lô vật liệu có giá thực tế khác nhau.


     
Đang tải...