Tiến Sĩ Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN 1
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 1
    1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu . 1
    1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 2
    1.2.1 Tình hình nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trên thế giới 2
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp
    phi tài chính tại Việt Nam . 9
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu . 10
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 11
    1.5 Câu hỏi nghiên cứu . 12
    1.6 Phương pháp nghiên cứu . 12
    1.7 Ý nghĩa của luận án 14
    1.8 Kết cấu của luận án 14
    CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG DOANH
    NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH
    15
    2.1 Nhận diện, phân loại công cụ tài chính 15
    2.1.1 Nhận diện công cụ tài chính 15
    2.1.2 Phân loại công cụ tài chính 18
    2.2 Đo lường công cụ tài chính 29
    2.2.1 Đo lường công cụ tài chính cơ sở 29
    2.2.2 Đo lường công cụ tài chính phái sinh 34
    2.3. Ghi nhận công cụ tài chính . 35
    2.3.1. Ghi nhận công cụ tài chính cơ sở 35
    2.3.2 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh . 42
    2.4 Trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính . 44
    2.4.1 Trình bày công cụ tài chính . 44
    2.4.2 Công bố thông tin về công cụ tài chính . 46
    2.5. Bài học kinh nghiệm quốc tế về kế toán công cụ tài chính trong các doanh
    nghiệp phi tài chính. . 52
    2.5.1 Kế toán công cụ tài chính tại một số nước 52
    2.5.2 Bài học kinh nghiệm kế toán công cụ tài chính cho doanh nghiệp phi tài
    chính tại Việt Nam 56

    CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
    59
    3.1 Tổng quan về doanh nghiệp phi tài chính và công cụ tài chính trong các
    doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 59
    3.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp phi tài chính 59
    3.1.2 Công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 64
    3.1.3 Tổng quan về khung pháp lý kế toán công cụ tài chính trong các doanh
    nghiệp phi tài chính tại Việt Nam . 70
    3.1.4 Mối quan hệ giữa kế toán công cụ tài chính với quản trị rủi ro tài chính
    trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 74
    3.2 Thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài
    chính tại Việt Nam 75
    3.2.1 Thực trạng nhận diện và phân loại công cụ tài chính 76
    3.2.2 Thực trạng đo lường công cụ tài chính 83
    3.2.3 Thực trạng ghi nhận công cụ tài chính 90
    3.2.4 Thực trạng trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong các
    doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 95
    3.3 Đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi
    tài chính tại Việt Nam . 98
    3.3.1 Nhận diện và phân loại công cụ tài chính . 98
    3.3.2 Đo lường công cụ tài chính . 99
    3.3.3 Ghi nhận công cụ tài chính . 100
    3.3.4 Trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính 103
    3.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong kế toán công cụ tài chính trong
    các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam . 104
    3.4.1 Do sự bất cập về khung pháp lý về kế toán công cụ tài chính trong các
    doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 104
    3.4.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp . 108

    CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI
    CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
    113
    4.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các
    doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 113
    4.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh
    nghiệp phi tài chính tại Việt Nam . 113
    4.1.2 Yêu cầu trong việc hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh
    nghiệp phi tài chính tại Việt Nam . 116
    4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh
    nghiệp phi tài chính tại Việt Nam . 119
    4.2.1 Về nhận diện và phân loại công cụ tài chính . 119
    4.2.2 Về đo lường công cụ tài chính . 122
    4.2.3 Về việc ghi nhận công cụ tài chính 129
    4.2.4 Về việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính . 141
    4.3 Các điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài
    chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam 142
    4.3.1 Về phía cơ quan Nhà nước 142
    4.3.2 Về phía doanh nghiệp 144
    4.3.3 Về phía các cơ sở đào tạo 145
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 150
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
    PHỤ LỤC


    1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu

    Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
    giới biểu hiện qua dòng chảy mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật và hàng hóa. Có nhiều doanh
    nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và lập Báo cáo tài chính cho tập đoàn theo
    thông lệ quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu và
    thiết lập các hoạt động ở nước ngoài và do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn
    và phải lập Báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của người sử
    dụng thông tin, kế toán phải liên tục đổi mới. Với vai trò là một công cụ quản lý, kế
    toán cũng đang chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá
    trình hội nhập. Đổi mới kế toán theo hướng hội nhập không chỉ đem đến cho doanh
    nghiệp một công cụ quản lý hữu ích mà còn tạo khả năng cung cấp dịch vụ kế toán,
    kiểm toán chất lượng cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trước yêu cầu của
    quản lý doanh nghiệp, thực trạng nghề nghiệp đòi hỏi phải phát triển khoa học kế toán
    tương thích với thực trạng hoạt động kinh doanh và yêu cầu quốc tế.
    Hiện nay theo thông lệ quốc tế, kế toán công cụ tài chính phải tuân thủ theo
    các chuẩn mực: IAS32 “Trình bày công cụ tài chính”; IAS 39 “Ghi nhận và đo
    lường công cụ tài chính”; IFRS7 “Công bố thông tin về công cụ tài chính”
    Về phía Việt Nam, hiện nay chưa có chuẩn mực riêng về kế toán công cụ tài
    chính: Kế toán công cụ tài chính đã được quy định rải rác trong các chuẩn mực
    VAS01, VAS10, VAS16 . thực tế đó dẫn đến nhiều khó khăn cho việc quản lý, chuẩn
    hóa thông tin cũng như việc thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Công
    cụ tài chính chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các khoản mục trên Bảng cân đối kế
    toán: Đối với nhà đầu tư- công cụ tài chính nằm trong khoản mục tiền, phải thu, đầu
    tư ; Đối với người phát hành- công cụ tài chính nằm trong khoản mục vay, trái phiếu
    2
    phát hành, phải trả, vốn cổ phần. Sự thay đổi giá trị của khoản mục này ảnh hưởng
    lớn đến các chỉ tiêu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với
    thực trạng kế toán công cụ tài chính hiện nay dẫn đến số liệu trên Báo cáo tài chính
    không đáp ứng được yêu cầu hữu ích và có thể so sánh được của thông tin kế toán.
    Đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế có nhiều nghiệp vụ về công cụ tài chính phái
    sinh như: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền
    chọn. Trong khi đó Chế độ Kế toán doanh nghiệp phi tài chính chưa đề cập đến đã gây
    lúng túng, thiếu nhất quán trong việc phản ánh, báo cáo tình hình tài chính, ảnh hưởng
    đến độ tin cậy và tính so sánh của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
    Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính đã có văn bản: Quyết định
    29/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái
    sinh tiền tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng; Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN của
    Thống đốc NHNN quy định chế độ Báo cáo tài chính về việc công bố thông tin về
    công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên các doanh nghiệp phi tài chính khi ký các hợp
    đồng phái sinh với ngân hàng, tổ chức tài chính thì kế toán theo các cách khác nhau vì
    chưa có văn bản hướng dẫn kế toán từ Bộ Tài chính. Do đó cần khảo sát thực trạng kế
    toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính để giúp cho việc
    xây dựng, ban hành chế độ, hướng dẫn khuôn mẫu kế toán cho doanh nghiệp.
    Xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp, yêu cầu cung cấp thông tin hữu ích
    của nhà đầu tư, từ thực tế hội nhập nghề kế toán, sau một thời gian nghiên cứu tác
    giả lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp
    phi tài chính tại Việt Nam
    ” để làm luận án tiến sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...