Chuyên Đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"] LờI Mở ĐầU


    Từ những phương hướng chủ yếu của công cuộc đổi mới đã được Đại hội VI của Đảng đề ra đến chủ trương “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát tiển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy kinh tế, vượt qua những quan điểm xơ cứng về mô hình phát triển kinh tế xã hội va con đường đi lên chũ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Theo cơ chế mới này, các thành phần kinh tế được tự do phát triển, tự do cạnh tranh va bình đẳng trước pháp luật. Thị trường trong nước được mở cửa, các công ty nước ngoài ồ ạt đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy cơ chế mới này một mặt thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, mặt khác nó đặt các doanh nghiệp vào những cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các doanh nghiệp bị buộc phải đứng trước hai khả năng: một là, thất bại trong cạnh tranh và bị phá sả. Hai là đứng vững trước cuộc cạnh tranh và ngày càng phát triển. Bất cứ doanh nghiệp nào, cũng muốn doanh nghiệp mình đạt khả năng thứ hai. Để đạt được điều này, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức tốt bộ máy quản lý hành chính thì các doanh nghiệp phải tìm mọi cách theo dõi quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất (tức hạch toán chặt chẽ quá trình sản xuất), để từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm không nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

    Kế toán là một phần trong hệ thống quản lý kinh tế cung cấp thông tin cho những người ra quyết định. Trong các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn chiếm vị trí trung tâm của quá trình quản lý. Sở dĩ như vậy là do: các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với dòng vận động của chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư tài sản, huy động vốn, thu nhập, lợi nhuận và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp mang tính tự chủ cao trên cơ sở giải quyết hàng loạt các quyết định và bên cạnh đó thường gắn liền với những tiềm tàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp rất cân nhắc trước những quyết định về việc huy động vốn và đầu tư. Ngược lại, các tổ chức, cá nhân cũng rất quan tâm về việc huy động vốn của mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải xác lập hệ thống thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đảm bảo thể hiện được giá trị tài sản, nguồn vốn trong hoạt động sản xuất và kết quả do nó mang lại, đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin về kiểm soát, đánh giá, hoạch định chi phí, giá bán sản phẩm phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà donah nghiệp






    Mục lục

    Lời mở đầu

    Nội dung của đề án

    Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp

    I. Bản chất, nội dung của chi phí

    1. Khái niệm chi phí

    2. Phân loại chi phí

    3. Phương pháp tập hợp chi phí

    4. Xác định chi phí trung tâm

    II. Bản chất, nội dung của giá thành sản phẩm

    1. Khái niệm gía thành sản phẩm

    2. Phân loại giá thành sản phẩm

    3. Các chức năng cơ bản của giá thành sản phẩm

    III Hạch toán chi phí sản xuất và các phương pháp xác định chi phí

    1. Hạch toán chi phí sản xuất

    2. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất

    IV Đối tượng và các phương pháp tính gía thành sản phẩm

    1. Đối tượng và kì tính giá thành sản phẩm

    2. Các phương pháp tính gía thành sản phẩm

    V. Thống kê chứng từ và sổ sách sử dụng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý

    VI. Một số kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

    1. Kế toán quản trị chi phí, giá thành Cộng hoà Pháp

    2. Kế toán quản trị chi phí-giá thành Mỹ.

    3. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở 1 số nước ở châu Á

    PHẦN HAI: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

    I. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam

    II. Thực trạng kế toán quản trị chi phí giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:

    III. Những biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp Việt Nam

    1. Xác định trung tâm chi phí từ đó hoàn thiện việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

    2. Hoàn thiện việc phân loại CPSX cho kế toán quản trị doanh nghiệp.

    3. Hoàn thiện việc phân loại giá thành theo mục đích của KTQT

    4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán

    5. Về hệ thống tài khoản để phục vụ cho công tác kế toán chi phí.

    6. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí.

    7. Hoàn thiện việc đánh gía sản phẩm dở dang cuối kì.

    IV. Kinh nghiệm rút ra được từ nghiên cứu về hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của các quốc gia trong khu vực và thế giới

    Kết luận

    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...