Luận Văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP khí công nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong thập niên đổi mới vừa qua, nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã bước đầu khơi dậy những nguồn lực của đất nước, tạo nên sự năng động trong hoạt động kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ tương đối cao. Đạt được những kết quả trên đây phải kể đến sự năng động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đã biết cải tiến, phát huy những nguồn lực sẵn có tạo thế chủ động trong kinh doanh với mong muốn cuối cùng là tạo ra lợi nhuận để tự nuôi sống chính bản thân mình và làm giàu cho đất nước. Hơn ai hết chính các doanh nghiệp đã tự ý trức đước vấn đề này từ đó có những chính sách quản lí kinh tế phù hợp với quy mô hoạt động và trình độ của mình nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí.

    Trong các doanh nghiệp sản xuất đăc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì chi phí lớn nhất chính là chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy, để hạ thấp chi phí thì chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm hàng đầu. Hơn nữa đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ sản xuất. Cho nên công tác quản lí chi phí sản xuất được coi trọng và đánh giá cao trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.

    Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty cổ phần khí công nghiệp, em xin đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này trong giới hạn đề tài:"Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp".


    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề được trình bày theo 3 chương:


    Chương I: Cơ sở lí luận và những đòi hỏi thực tiễn của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

    Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp.

    Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp.

    Trong quá trình thực hiện chuyên đề em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Lưu Thị Duyên, sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán công ty cổ phần khí công nghiệp.


    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
















    CHƯƠNG I


    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT


    I. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

    1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

    1.1. Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất.

    Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại, phát triển trong mọi chế độ xã hội, mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế nói chung và trong nền kinh tế thị trường nói riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực chất là thực hiện việc sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhằm mục đích kiếm lời.

    Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong giai đoạn này một mặt các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hành sản xuất, mặt khác các doanh nghiệp lại thu được một lượng kết quả sản xuất gồm thành phẩm và thành phẩm dở dang. Do vậy, để đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để tăng lượng kết quả thu được, giảm lượng chi phí chi ra, tính toán sao cho với lượng chi phí bỏ ra phải thu được kết quả cao nhất.

    Do giá trị hàng hoá là một phạm trù kinh tế khách quan trên thị trường. Chính vì vậy chi phí sản xuất mà các doanh nghiệp hạch toán phải khớp với giá trị thực tế của tư liệu sản xuất dùng vào sản xuất kinh doanh và các khoản đã chi ra. Mặc dù các hao phí bỏ ra cho sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ, chúng cần được tổng hợp và biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Từ đó ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về chi phí sản xuất như sau:

    Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó chi phí lao động sống bao gồm tiền lương, các khoản bảo hiểm. Chi phí lao động vật hoá gồm chi phí nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ . Trong các doanh nghiệp sản xuất, ngoài các chi phí có tính chất sản xuất còn có các chi phí không có tính chất sản xuất. Vì vậy cần phải phân biệt chi phí và chi tiêu.

    Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh chứ không phải là mọi khoản chi ra trong kỳ, đó là những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngược lại chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Song chúng lại khác nhau về lượng và thời gian. Sở dĩ có sự khác nhau này là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng. Việc phân biệt chi phí và chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất nội dung của chi phí. Nó đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp xác định phạm vi hạch toán chi phí sản xuất trong kỳ.

    Việc tìm hiểu rõ khái niệm chi phí sản xuất giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về bản chất của chi phí sản xuất từ đó tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất đến mức thấp nhất.

    1.2. Phân loại chi phí sản xuất.

    * Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:

    - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng phục vụ các hoạt động sản xuất trong kỳ.

    - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của người lao động trong doanh nghiệp.

    - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ đã sử dụng phục vụ việc sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, điện thoại . để phục vụ sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp.

    - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho sản xuất ngoài các chi phí trên.

    Việc phân loại này chỉ rõ trong một thời kỳ nhất địng doanh nghiệp đã phải chi ra những yếu tố chi phí gì và kết cấu tỉ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất, trên cơ sở đó pơhân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lao động cho kỳ sau.

    * Phân loại theo khoản mục giá thành. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành những khoản mục sau:

    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích chế tạo ra sản phẩm.

    - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm.

    - Chi phí sản xuất chung: Là những klhoản chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm:

    + Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí lương phải trả cho nhân viên phân xưởng như tiền lương, các khoản phụ cấp .

    + Chi phí nguyên vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng.

    + Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh những chi phí về CCDC dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.

    + Chi phí khấu hao TSCĐ: pyhản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ thuê tài chính được sử dụng ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất.

    + Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh những chi phí về các dịch vụ mua ở bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất chung của phân xưởng như chi phí điện, nước, điện thoại .

    + Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất.

    Việc phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành. Từ đó thấy được ảnh hưởng của từng loại khoản mục chi phí đến kết cấu của giá thành sản phẩm, giúp tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ, chính xác. Đồng thời nó cũng cung cấp những thông tin cần thiết để xác định phương hướng và biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện giá thành, làm tài liệu cho việc lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sản xuất sau.

    * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm hai loại: chi phí khả biến (biến phí), chi phí bất biến (định phí).

    Chi phí khả biến là những khoản chi phí thay đổi, biến động tỷ lệ thuận so với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí khả biến bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung như nguyên vật liệu gián tiếp và kể cả một số khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng như tiền hoa hồng . Chi phí khả biến có hai đặc điểm:

    - Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi.

    - Biến phí trong một đơn vị sản phẩm giữ nguyên khi sản lượng thay đổi.

    Chi phí bất biến: Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi về mức hoạt động trong một phạm vi nhất định naò đó. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì định phí là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi và nó tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp không tiến hành sản xuất. Tuy nhiên định phí vẫn giữ nguyên chỉ trong phạm vi giữa số lượng sản phẩm tối thiểu và tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất. Khi doanh nghiệp thay đổi phạm vi này tức là mở rộng hay thu hẹp sản xuất thì định phí cũng thay đổi. Định phí có hai đặc điểm:

    - Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng trong phạm vi phù hợp.

    - Định phí trong một sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi.

    Việc phân loại này có tác dụng rất lớn trong quản trị doanh nghiệp. Nó giúp cho nhà quản lý đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của chi phí kinh doanh giúp cho dn tìm ra biện pháp hữu hiệu để giảm các khoản chi phí khả biến và chi phí bất biến nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp tìm ra và phân tích được điểm hoà vốn phục vụ cho quyết định quản lý, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

    Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định phí lẫn yếu tố biến phí. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí còn quá mức độ đó lại thể hiện đặc tính của biến phí.

    Khái niệm chi phí hỗn hợp rất quan trọng và nó phổ biến trong các doanh nghiệp và thường được sử dụng vào mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và điều tiết các loại chi phí. Vì vậy các nhà quản trị cần thu thập chúng khi chúng phát sinh, phân chúng ra eo các yếu tố khả biến, bất biến. Việc phân tích chi phí hỗn hợp nếu được làm một cách cận thận thì sự gần đúng của các yếu tố bất biến và khả biến của chi phí có thể đạt được. Trong thực tế để phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố khả biến và bất biến người ta thường sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu và phương pháp bình phương bé nhất.

    Nhờ cách phân loại chi phí này, người ta có thể đánh giá chính xác hơn tính hợp lí của chi phí sản xuất chi ra, mặc khác nó là cơ sở quan trọng để xác định sản lượng hoà vốn và là cơ sở để xây dựng chính sách giá hợp lí, linh hoạt. Sự hiểu biết về cách ứng xử của chi phí là chìa khoá để ra quyết định trong các doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...