Tiến Sĩ Hoàn thiện kế tóan chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây lắp là ngành SX vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo
    ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, giá trị dành cho đầu
    tư trong lĩnh vực xây lắp là lớn nhất trong toàn bộ nền kinh tế. So với các ngành SX
    khác, ngành xây lắp có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất
    rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
    Xây lắp được coi là lĩnh vực khá nhạy cảm. Để hạn chế những lãng phí, gian
    lận trong lĩnh vực này, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị định và Thông tư hướng
    dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Những quy định ràng buộc khá
    chặt chẽ, tuy nhiên, những kẽ hở trong quản lý chi phí vẫn phát sinh, thất thoát lãng
    phí trong xây lắp còn nhiều, tạo ra bức xúc trong dư luận xã hội. Điều này đã chi
    phối rất lớn đến tổ chức công tác kế toán của ngành xây lắp so với các ngành khác.
    Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán
    của một DNSX vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình DNXL.
    Trong các DNXL do đặc thù của ngành là việc thi công sản phẩm ở xa, sản
    phẩm kết cấu phức tạp, nguyên vật liệu đa dạng chủng loại, mẫu mã nguồn gốc,
    định mức hao phí nguyên vật liệu phức tạp, nhân công thường mang tính thời vụ
    rất khó kiểm soát. Do vậy, các gian lận thường bị hợp thức hóa bằng việc mua bán
    chứng từ. Luật thuế TNDN quy định khá chặt chẽ về các khoản chi phí hợp lý, hợp
    lệ khi xác định thu nhập chịu thuế. Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập
    chịu thuế là các khoản chi liên quan đến hoạt động SXKD của DN, còn trong định
    mức cho phép, các khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy
    định của pháp luật . Kẽ hở phát sinh trong cả hai điều khiện ràng buộc này là DN
    xây dựng định mức cao và tìm cách mua hóa đơn chứng từ nhằm hợp thức hóa các
    khoản chi theo định mức. Việc đánh giá, tìm hiểu xác định đúng các kẽ hở, khiếm
    khuyết trong hệ thống chứng từ kế toán giúp chúng ta có các giải pháp phù hợp
    trong việc kiểm soát các chi phí này.
    Kế toán chi phí SX ở các DNXL hiện nay chỉ mới dừng lại ở các quy định,
    chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán của KTTC. Về KTQT, các văn bản hoặc tài liệu
    hướng dẫn nào về kế toán chi phí SX để phục vụ cho việc quản trị chi phí ở DNXL đều chưa có. Vì vậy, tìm hiểu, phân tích một cách thấu đáo, đầy đủ, toàn diện những
    hạn chế của kế toán chi phí SX nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế
    toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện nay là
    yêu cầu hết sức cấp thiết.
    Từ khi CT/HMCT bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn
    giao và đưa vào sử dụng thì toàn bộ tài liệu dự toán và hồ sơ nghiệm thu, báo cáo
    quyết toán CT/HMCT do bộ phận kỹ thuật thi công trực tiếp chịu trách nhiệm thực
    hiện đều chi tiết theo từng mục công việc. Trong khi đó, số liệu phản ánh trên hệ
    thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo của kế toán chỉ phản ánh
    cung cấp các thông tin tổng hợp mà không theo dõi chi phí thực tế phát sinh cho
    từng mục công tác chi tiết của CT/HMCT giống như số liệu của bộ phận kỹ thuật.
    Vì vậy, các nhà quản trị DN, kế toán trưởng, kế toán viên và các công ty kiểm
    toán, thanh tra, đang rất khó khăn trong việc xác định chính xác, đánh giá độ tin
    cậy của các chi phí SX phát sinh trong các CT/HMCT vì trong thực tế hoạt động
    SXKD tại DNXL có nhiều khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và được hạch
    toán đầy đủ theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán nhưng thực tế lại bị đưa khống
    vào trong giá thành các CT/HMCT.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn
    thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh
    nghiệp xây lắp" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Về lý luận:
    + Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về kế toán chi phí SX
    trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí về cả hai mặt kế toán quản trị và kế toán tài
    chính với vai trò là công cụ quan trọng để tăng cường kiểm soát chi phí SX trong
    các DNXL.
    + Nghiên cứu kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ quan trọng để tăng
    cường kiểm soát chi phí của một số quốc gia trên thế giới và từ đó rút ra bài học
    kinh nghiệm cho các DNXL Việt Nam.
    - Về thực tiễn:
    + Khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ kiểm soát chi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...