Luận Văn Hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty VIRASIMEX

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp tại C.ty VIRASIMEX
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
    VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
    I - KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
    Xã hội tồn tại được là nhờ vào quá trình tái sản xuất quá trình này không ngừng đổi mới do tính tất yếu và do nhu cầu xã hội ngày càng tăng. Sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất muốn chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của con người thì phải qua quá trình lưu thông hàng hoá. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động ở khâu lưu thông hàng hoá. Một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội.
    Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng phải năng động sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn. Không một doanh nghiệp nào muốn mình tồn tại trong thua lỗ để rồi phá sản. Phấn đấu không ngừng, nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu trong kinh doanh hiện nay. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tất yếu phải phát sinh các loại chi phí , chúng rất đa dạng và phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    1. Chi phí bán hàng: Là chi phí biẻu biện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá liên quan trực tiếp đến khâu bảo quản tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định. Chi phí bán hàng được bù đắp bởi doanh thu trong kỳ và là một bộ phận chi phí quan trọng trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp .
    2. Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: Quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác. Xét về mặt bản chất, đó là những chi phí phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường. Đây là những chi phí tương đối ổn định.

    II- PHÂN LOẠI CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
    1.Phân loại theo bản chất nội dung kinh tế, bao gồm các yếu tố:
    1.1- Chi phí khấu hao tài sản cố định:
    Các tài sản cố định sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh tất nhiên phải bị hao mòn và sau một thời gian sẽ hết khả năng sử dụng. Khấu hao là sự chuyển dần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Khấu hao được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ và sẽ thu hồi được trong doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ.
    1.2- Chi phí vật liệu (chi phí chọn lọc, bảo quản, đóng gói bao bì): Là những khoản chi phí chi ra để giữ gìn phẩm chất hàng hoá trong quá trình dự trữ, những chi phí cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hoá, những khoản chi phí phục vụ cho việc phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hoá để đảm bảo chất lượng hàng hoá bán ra cũng được tính vào chi phí này.
    1.3- Chi phí nhân công:
    Bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, các khoản trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định với số tiền lương phát sinh.
    1.4- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
    Là những chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền điện báo, thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định thuộc văn phòng doanh nghiệp .
    1.5- Chi phí bằng tiền khác:
    Là những chi phí cần thiết khác cho hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý như: Chi phí sổ sách quản lý, chứng từ biểu mẫu kế toán , tuyên truyền quảng cáo, chi phí hội nghị tiếp khách, đào tạo cán bộ, lãi vay vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải trả.
    Ý nghĩa của việc phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo bản chất nội dung kinh tế giúp cho doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của mỗi loại chi phí trong quá trình sáng tạo ra giá trị mới của hàng hoá trong lưu thông, từ đó cho thấy có những chi phí cần thiết phải tiết kiệm nhưng phải trong mức độ hợp lý cho phép.
    2.Phân loại theo công dụng kinh tế:
    Theo cách phân loại này, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đươc chia thành các khoản mục sau:
    2.1- Chi phí tiền lương:
    Bao gồm lương chính và các khoản phụ cấp của công nhân viên ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp .
    2.2- Chi phí BHXH,BHYT,KPCĐ:
    Là khoản tiền được trích theo tỷ lệ hiện hành trên tổng số tiền lương thực tế mà doanh nghiệp phải chi trả.
    Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này là 19% trên tổng quỹ lương cấp bậc phải chi trả cho người lao động (15% cho BHXH; 2% cho BHYT; 2% cho KPCĐ).
    2.3- Chi phí trừ dần công cụ, dụng cụ, đồ dùng:
    Dụng cụ, đồ dùng là những tư liệu có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định như cân ở quầy hàng, máy tính, thước đo, Chi phí trừ dần giá trị dụng cụ đồ dùng là trong quá trình bảo quản bán hàng và quản lý doanh nghiệp .
    Việc phân bổ tính toán giá trị công cụ đồ dùng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng loại:
    - Nếu xuất dùng với số lượng ít, giá trị thấp có thể phân bổ hết 100% giá trị tài sản vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . Khi bán hàng, nếu có phế liệu thu hồi, bán phế liệu hoặc các khoản trích trước quá nhiều thì được ghi giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
    - Nếu xuất nhiều một lần với số lượng nhiều, giá trị cao, cần phải đưa vào tài khoản chi phí trả trước và sẽ phân bổ cho hai hoặc nhiều kỳ sản xuất kinh doanh để làm cho chi phí kinh doanh trong kỳ không tăng đột biến, ảnh hưởng quan trọng đến giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với loại này thì khi đưa công cụ dụng cụ sử dụng phân bổ chi phí dần.
    2.4- Chi phí vận chuyển:
    Bao gồm cước phí vận chuyển, tạp phí vận chuyển và chi phí bốc dỡ, cước phí trả cho chủ phương tiện thuê hoặc chi phí phải chi ra cho đội vận tải của đơn vị mình để vận chuyển hàng hoá kể cả tiền thuê lái xe, khấu hao phương tiện vận chuyển của đơn vị mình. Các khoản chi phí thuê bốc dỡ, khuân vác hàng hoá trong quá trình vận chuyển cũng được tính vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
    2.5- Chi phí hao hụt định mức trong quá trình bán hàng:
    Là số tiền hao hụt hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, chỉ được hạch toán vào chi phí bán hàng, chi phí hao hụt trong định mức.
    2.6- Chi phí hoa hồng cho đại lý bán hàng và uỷ thác xuất khẩu:
    Là khoản tiền mà các doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị, cá nhân bán hàng đại lý hoặc xuất khẩu uỷ thác cho công ty.
    2.7- Chi phí dự phòng:
    Là chi phí phản ánh các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng khoản thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Ngoài những khoản mục trên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn được phân loại theo nhiều khoản mục khác tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp như: Chi phí về tiền điện, tiền điện thoại, công tác phí, tiếp khách
    Việc phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo công dụng kinh tế có tác dụng quan trọng trong việc hạch toán kế toán . Phân loại theo công dụng kinh tế , chi phí được phân chia thành các khoản mục chi phí để làm cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo khoản mục, giám sát thực hiện kế hoạch chi phí .
    3. Phân loại theo cách ứng xử:
    Đây là cách phân loại chi phí dựa trên mối quan hệ của nó với doanh thu để giúp cho chủ doanh nghiệp cũng như người quản lý có các quyết định phù hợp. Theo cách ứng xử này, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được chia thành hai loại:
    3.1- Chi phí khả biến:
    Là những khoản chi phí luôn thay đổi theo sự thay đổi của doanh thu . Các chi phí này tăng lên theo sản lượng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp và giảm đi nếu sản lượng hàng hoá giảm, chẳng hạn như chi phí vận chuyển, chi phí hao hụt, chọn lọc đóng gói.
    3.2- Chi phí bất biến:
    Là những chi phí có tính tương đối, ít biến động theo sự thay đổi của doanh thu . Chi phí bất biến được coi là những chi phí không đổi trong khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp , thuộc loại chi phí này bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh, hoá đơn nộp tiền nhà đất
    Cách này giúp cho hoạt động phân tích của doanh nghiệp với mức tiêu thụ đã được xác định thì dự đoán được các chi phí cần thiết để đạt được mức lãi mong muốn, quyết định mở rộng hay thu hẹp kinh doanh, có nghĩa là chi phí bất biến góp phần xây dựng kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . Với ý nghĩa to lớn như vậy, kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.
    Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại chi phí nhưng kế toán chỉ ghi tập hợp chi phí theo một cách phân loại mà thôi. Vì vậy, cần phải phân chia chi phí thành các khoản mục chi phí cụ thể để khi cần phân loại chi phí theo các tiêu thức phân loại khác vẫn có thể thống kê được từ số liệu kế toán .
    Nói tóm lại, trong lý luận cũng như trong thực tế, còn có nhiều cách phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo mức độ yêu cầu quản lý mà có thể phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Nhưng việc vận dụng các cách phân loại trên phải phù hợp và phục vụ tốt cho công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất.

    III- YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
    Trong thực tế, khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm. Do đó, mục tiêu của công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hạn chế tới mức thấp nhất các khoản chi phí bất hợp lý, nâng cao được hiệu quả kinh doanh mà vẫn đảm bảo phục vụ văn minh thương nghiệp.
    Quản lý chi phí phải quản lý những khoản mục cụ thể, kiểm tra đối chiếu với các định mức chi phí , với dự toán, yêu cầu quản lý tổng mức chi phí phải chặt chẽ sao cho có thể giảm tối thiểu chi phí để thu được lợi nhuận.
    1-Yêu cầu về quản lý:
    Chi phí có vai trò rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp . Chính vì vậy, các thông tin tổng hợp, chi tiết luôn phải được thu nhập kiểm tra giám sát. Yêu cầu quản lý tổng mức phí phải chặt chẽ sao cho có thể giảm tối thiểu chi phí để thu được nhiều lợi nhuận. Việc quản lý tổng mức
     
Đang tải...