Tiểu Luận Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phú Thái

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả KD tại công ty TNHH Phú Thái

    Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàngvà xác định
    kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
    Chương II : Thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
    doanh tại công ty TNHH Phú Thái.
    Chương III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và
    xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phú Thái.

    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ
    TOÁN BÁN
    HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
    TRONG
    DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ VAI
    TRÒ CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
    DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
    1.1.1.Đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam.
    Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá là hai hình thức tổ chức kinh tế xã hội đã tồn
    tại trong lịch sử. Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất cũng đồng thời là người tiêu
    dùng, các quan hệ kinh tế đều mang hình thái hiện vật, bước sang nền kinh tế thị trường,
    mục đích của sản xuất là trao đổi ( để bán), sản xuất là để thoả mãn nhu cầu ngày càng
    cao của thị trường. Chính nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đã làm hình thành động
    lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá do xã
    hội ngày càng phát triển quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng mở rộng cho nên sản phẩm
    hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng góp phần giao lưu văn hoá giữa các vùng và
    các địa phương.
    Dung lượng thị trường và cơ cấu thị trường được mở rộng và hoàn thiện hơn.
    Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội được tiền tệ hoá. Hàng hoá không chỉ bao gồm những
    sản phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao hàm cả các yếu tố đầu vào của sản xuất.
    Trong nền kinh tế thị trường, người ta tự do mua và bán, hàng hóa. Trong đó
    người mua chọn người bán ,người bán tìm người mua họ gặp nhau ở giá cả thị trường.
    Giá cả thị trường vừa là sự biểu hiện bằng tiền của giá thị trường và chịu sự tác động của
    quan hệ cạnh tranh và quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ. Kinh tế thị trường tạo ra
    môi trường tự do dân chủ trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng cuả người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh thương mại nối liền giữa sản
    xuất với tiêu dùng.Dòng vận động của hàng hoá qua khâu thương mại để tiếp tục cho
    sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, kinh doanh thương
    mại được coi như hệ thống dẫn lưu đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. Khâu
    này nếu bị ách tắc sẽ dẫn đến khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng.
    Kinh doanh thương mại thu hút trí lực và tiền của các nhà đầu tư để đem lại lợi
    nhuận. Kinh doanh thương mại có đặc thù riêng của nó, đó là quy luật hàng hoá vận
    động từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, quy luật mua rẻ bán đắt, quy luật mua của người
    có hàng hoá bán cho người cần. Kinh doanh thương mại là điều kiện tiền đề để thúc đẩy
    sản xuất hàng hoá phát triển. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với
    người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức tái sản xuất hình thành nên
    các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá. Thương mại đầu vào đảm bảo tính liên
    tục của quá trình sản xuất. Thương mại đầu ra quy định tốc độ và quy mô tái sản xuất
    mở rộng của doanh nghiệp.
    Kinh doanh thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, thương
    mại làm nhu cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa
    dạng và phong phú của nhu cầu.
    1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại.
    Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá
    trên thị trường buôn bán hàng hoá của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia
    với nhau . Nội thươnglà lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước , thực hiện quá
    trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất , nhập khẩu tới nơi tiêu dùng . Hoạt động
    thương mại có đặc điểm chủ yếu sau :
    - Lưuchuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn :
    Mua hàng và bán hàng qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng .
    - Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hoá phân theo từng nghành
    hàng +Hàng vật tư , thiết bị (tư liệu sản xuất – kinh doanh );
    + Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng ;
    + Hàng lương thực , thực phẩm chế biến.
    -Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức bán buôn
    và bán lẻ , trong đó : Bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức bán lẻ tổ chức xản xuất ,
    kinh doanh , dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của
    hàng ; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng .
    Bán buôn hàng hoá và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiêù hình thức :
    bán thẳng , bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý , ký gửi , bán trả góp, hàng
    đổi hàng .
    Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình : Tổ
    chức bán buôn , tổ chức bán lẻ ; chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp ; hoặc chuyên
    môi giới . ở các quy mô tổ chức: Quầy,cửa hàng , công ty , tổng công ty .và thuộc mọi
    thành phần kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực thương mại .
    Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng , cần
    xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm
    phương thức giao dịch , mua , bán thích hợp đem lại cho đơn vị lợi ích lớn nhất .
    Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản suất với tiêu dùng. Hoạt
    động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của
    thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau
    hay giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá,
    cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện chính
    sách kinh tế xã hội.
    Thương nhân có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hay các
    hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
    thành lập theo quyết định của pháp luật ( được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Kinh doanh thương mại có một số
    đặc điểm chủ yếu sau:
    - Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương
    mại là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động
    thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá.
    - Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các
    loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể hay không có hình thái vật chất
    mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.
    - Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Lưu chuyển hàng hoá trong
    kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và
    bán lẻ.
    - Bán buôn hàng hoá: Là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không bán
    thẳng cho người tiêu dùng.
    - Bán lẻ hàng hoá: Là việc bán thẳng cho người tiêu dùng trực tiếp, từng cái
    từng ít một.
    - Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể
    theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công ty
    kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại.
    - Đặc điểm về sự vận động của hàng hoá: Sự vận động của hàng hoá trong
    kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn
    hàng, nghành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng
    hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng hoá.
    Như vậy chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán,
    trao đổi hàng hoá cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân
    dân.
     
Đang tải...