Tiến Sĩ Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường E

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 4/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nhiều quốc gia. Đặc biệt, đối với các quốc gia theo đuổi chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu như các nước mới công nghiệp hoá (NICs) ở châu Á thì xuất khẩu còn đóng vai trò đầu tàu tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Theo kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, đồng hành với hoạt động xuất khẩu luôn là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp cho xuất khẩu phát triển thuận lợi và có hiệu quả.

    Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng rất nhiều biện pháp kích thích xuất khẩu (ví dụ như chính sách khuyến khích qua thuế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ khảo sát thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiến hành các hoạt động marketing, .). Trong đó, những hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã được tăng cường, nhưng chúng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Sở dĩ như vậy là do ở Việt Nam vẫn chưa có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về xúc tiến xuất khẩu trong từng doanh nghiệp, từng ngành và trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế, nước ta còn thiếu một mạng lưới tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia hoạt động có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu (các sàn giao dịch hàng

    hoá, các trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô lớn, phương tiện thiết bị hiện đại, .).

    Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đạt ở mức cao, nhưng mang tính không ổn định. Có hiện tượng này một phần là do sự thay đổi rất nhanh chóng của thị trường thế giới, những tác động tiêu cực của quá trình tự do hoá thương mại (gây ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực như các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, ), sự thiếu thông tin và lúng túng trong việc tìm kiếm khách hàng, thiết lập kênh phân phối hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do vậy, xúc tiến xuất khẩu càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn, giúp cho Việt Nam vượt qua được những khó khăn và bất cập nêu trên để tạo ra sự ổn định, phát triển cho xuất khẩu.

    Xét theo góc độ thị trường, EU được đánh giá là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam, nhất là khi Liên minh này kết nạp thêm 10 nước thành viên mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2000 đến nay EU luôn giữ vị trí là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước [13]. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung cũng như của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU như dệt may, giày dép, thuỷ sản, nông sản đều chỉ đạt mức thấp và không ổn định. Sự chững lại này một phần do có nhiều doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng sang thị trường Mỹ kể từ khi có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, thuỷ sản và giày dép. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân rất

    quan trọng khác là các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU, tiếp cận các đầu mối phân phối trực tiếp, thách thức bị kiện bán phá giá. Vì vậy, ngoài những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, Việt Nam đang rất cần những hoạt động xúc tiến của Chính phủ và các hiệp hội ngành hàng mang tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm thị trường và thực sự hữu ích hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn, thách thức và xuất khẩu thành công vào thị trường EU. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện EU mở rộng (kết nạp thêm 10 nước thành viên mới vào 01 tháng 5 năm 2004, sau đó ngày 01 tháng 01 năm 2007 kết nạp thêm 2 nước thành viên và trở thành khối liên kết của 27 nước, trong đó có đến 8 nước thuộc khu vực Đông Âu đã từng là bạn hàng truyền thống của Việt Nam) trở thành khối thị trường chung lớn nhất thế giới.

    Với những lý do nêu trên, đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU” đã được chọn để nghiên cứu với mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam. Từ đó đề ra các giải pháp khoa học nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam.




    TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    MỤC LỤC


    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP

    Nội dung Số trang

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ

    HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ

    1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xúc tiến xuất

    khẩu của Chính phủ

    1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ


    1.3. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
    2.1. Đặc điểm thị trường EU và tình hình xuất khẩu hàng hóa

    Việt Nam sang EU

    2.2. Hệ thống các tổ chức xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
    2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam từ năm 2000 đến nay
    2.4. Đánh giá khái quát về hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam

    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG
    THỊ TRƯỜNG EU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM


    3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam


    3.2. Quan điểm và định hướng đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu


    3.3. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt

    động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam

    3.4. Một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính
    phủ Việt Nam



    KẾT LUẬN 170

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 172

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...