Thạc Sĩ Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thương mại toàn cầu, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm tới vần đề xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. để hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu các nước đều xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu và chính sách tín dụng xuất khẩu là một chính sách được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện.
    Việt Nam những năm qua, nhà nước đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống chính sách tín dung hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Từ năm 2001 bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, Chính phủ đã tập trung các hoạt động tín dụng theo chính sách khuyến khích xuất khẩu vào kênh duy nhất là Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) nhằm thực hiện mục tiêu phát triển theo chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ theo Quyết định số 133/2001/Qđ-TTg ngày 10 tháng 09 năm 2001 để khuyến khích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
    Sau thời gian thực hiện việc hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định 133/2001/Qđ- TTg bộc lộ một số hạn chế nhất định, đồng thời Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) buộc hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước phải có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế chính sách, mô hình tổ chức thực hiện đến các hoạt động cụ thể sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính chất hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để thực hiện lộ trình cam kết gia nhập WTO, ngày 19/05/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển, đây là một trong những bước đầu tiên khắc phục những hạn chế của Quỹ HTPT, đồng thời để hoạt động TDXK của Nhà nước phù hợp với các cam kết hội nhập Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/Nđ-CP ngày 20/12/2006 về Tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước. Đối với hệ thống Ngân hàng Phát triển, việc Việt Nam gia nhập WTO và hoạt động TDXK thực hiện theo Nghị định 151/2006/Nđ-CP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; là mốc đánh dấu sự thay đổi cả trong nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn về công tác TDXK. Do trong giai đoạn đầu mới thành lập và hoạt động theo quy định mới việc thực hiện gặp một số khó khăn bất cập nhất định, sự đổi mới của NHPT cũng cần có thời gian để nghiên cứu và chuyển đổi.

    Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế hoạt động TDXK tại NHPT cùng với kinh nghiệm thực hiện hoạt động này trên thế giới để đưa ra một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDXK là cần thiết.

    Đề tài: Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Một là, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về tín dụng xuất khẩu và sự cần thiết phải có hệ thống tài trợ xuất khẩu và thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước.

    Hai là, các quy tắc quốc tế và thực hiện tín dụng xuất khẩu ở các nước trên thế giới thông qua tổ chức tài trợ xuất khẩu của nhà nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với hoạt động này của Việt Nam.

    Ba là, trên cơ sở nghiên cứu thực tế tình hình thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại NHPT, đánh giá những kết quả đạt được, nguyên nhân và hạn chế để đưa ra đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động hoạt động TDXK
    tại NHPT.

    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    * đối tượng nghiên cứu
    Lý luận về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và kinh nghiệm một số nước về hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. đánh giá thực trạng hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Dựa trên thực trạng về hoạt động cấp TDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ đề ra giải pháp hoàn thiện hoạt động cấp TDXK tại NHPTVN.

    * Phạm vi nghiên cứu

    - TDXK trong khuôn khổ này là tín dụng Nhà nước. Hoạt động TDXK bao gồm nhiều mãng như: huy động vốn, cho vay và bảo lãnh Trong phạm vi đề tài hoạt động TDXK chủ yếu đề cập đến cho vay và bảo lãnh.
    - Nghiên cứu tình hình hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu tại Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây và Ngân hàng Phát triển hiện nay từ năm 2001 đến 31/03/2008.
    - Chọn mẫu 51 doanh nghiệp vay vốn TDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhằm mục đích khảo sát, lấy ý kiến về đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại NHPTVN.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Phương pháp thống kê, so sánh cùng với phân tích tổng hợp, thu thập và đánh giá số liệu điều tra. Trên cơ sở phân tích số liệu quá khứ từ các thông tin, tài liệu, báo cáo đã được công bố và định hướng của Nhà nước cũng như định hướng Phát triển của ngành để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cấp TDXK tại NHPTVN.

    - Phương pháp điều tra khảo sát để thu thập thông tin từ các doanh nghiệp có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...