Luận Văn Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại sở giao dịch – Ngân h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtại sở giao dịch – Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
    Lời mở đầu
    1. Tính cấp bách của đề tài:
    Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức và hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán quốc tế.
    Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là hoạt động thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
    Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, nhưng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - một chi nhánh cấp 1 hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt do tại bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô .
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài :“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” là điều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế trên.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm với những khó khăn, tồn tại riêng của Sở Giao dịch, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại.
    Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
    Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp, . trên cơ sở các số liệu thống kê của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua các năm 2003-2005 để nghiên cứu.
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương.
    Chương 3: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương.


    Lời mở đầu. 1
    CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3
    a. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3
    b. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. 8
    1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 12
    a. Phương thức chuyển tiền. 12
    b. Phương thức nhờ thu. 13
    c. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 16
    1.2 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17
    1.2.1 Cơ sở hình thành thư tín dụng. 17
    1.2.2 Các hình thức thư tín dụng chủ yếu. 18
    1.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 21
    1.2.4 Đặc điểm của thư tín dụng và vai trò của Ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện thanh toán theo thư tín dụng. 24
    a) Thư tín dụng có những đặc điểm sau: 24
    b) Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ. 25
    1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 26
    1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng. 26
    1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng. 30
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 33
    2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 33
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 33
    2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm gần đây. 34
    2.1.3 Vài nét về Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 37
    2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 38
    2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 38
    a) Đối với thư tín dụng xuất khẩu. 39
    b) Đối với thư tín dụng nhập khẩu: 42
    2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 44
    a) Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. 44
    b) Thực trạng thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. 46
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 49
    2.3.1 Kết quả đạt được. 49
    a) Đối với bản thân ngân hàng. 49
    b) Đối với khách hàng và nền kinh tế. 50
    2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân. 52
    a) Một số hạn chế. 52
    b) Nguyên nhân. 56
    CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 66
    3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010. 66
    3.1.1 Mục tiêu tổng quát 66
    3.1.2 Nhiệm vụ chiến lược. 67
    3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 69
    3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 70
    3.2.1 Hoàn thiện văn bản quy định cho việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 70
    3.2.2 Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ. 72
    3.2.3 Kết hợp hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu với hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ . 75
    3.2.4 Phát triển hệ thống các Ngân hàng đại lý. 77
    3.2.5 Khai thác tốt các nguồn ngoại tệ. 78
    3.2.6 Tăng cường thu hút khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. 79
    3.2.7 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh toán. 81
    3.2.8 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thanh toán. 82
    3.3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 84
    3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước. 84
    3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước. 88
    3.3.3 Đối với khách hàng. 90
    Kết luận. 92
     
Đang tải...