Luận Văn Hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục bảng biểu
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 .4
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG THANH
    TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG 4
    1.1 Lý luận chung về hoạt động TTKDTM qua ngân hàng .4
    1.1.1 Khái niệm 4
    1.1.1.1 Khái niệm hoạt động thanh toán .4
    1.1.1.2 Khái niệm TTKDTM qua ngân hàng 4
    1.1.2 Các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng 4
    1.1.2.1 Thanh toán bằng Séc 4
    1.1.2.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 5
    1.1.2.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu hay nhờ thu .5
    1.2.3.4 Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng .6
    1.1.3 Đặc điểm, vai trò, chức năng của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng 7
    1.1.3.1 Đặc điểm của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng .7
    1.1.3.2 Vai trò của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng .8
    1.1.3.3 Chức năng của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng .9
    1.1.4 Những yếu tố tác động đến hoạt động TTKDTM qua ngân hàng 11
    1.1.4.1 Môi trường kinh tế xã hội 11
    1.1.4.2 Môi trường pháp luật .12
    1.1.4.3 Tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào hoạt động ngân hàng thương mại 12
    1.1.4.4 Năng lực phát triển dịch vụ của ngân hàng thương mại 13
    1.2 Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTKDTM qua ngân hàng của một số nước 13
    1.2.1 Trung Quốc .13
    1.2.2 Pháp .20
    1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22
    Kết luận chương 1 23

    CHƯƠNG 2 .24
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
    QUA NGÂN HÀNG TẠI TPHCM .24
    2.1 Hoạt động TTKDTM qua ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước .24
    2.1.1 Đổi mới tổ chức hoạt động ngân hàng 24
    2.1.2 Tiến hành cải cách cơ chế tổ chức TTKDTM qua ngân hàng trong nền kinh tế 25
    2.2 Tình hình chung hoạt động TTKDTM qua ngân hàng ở Việt Nam 25
    2.2.1 Các tổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng .25
    2.2.2 Tình hình và kết quả hoạt động của các hệ thống thanh toán qua ngân hàng .26
    2.2.2.1 Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử ( TTBTĐT) 26
    2.2.2.2 Hệ thống chuyển tiền điện tử (CTĐT) .27
    2.2.2.3 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) 28
    2.2.2.4 Thanh toán song phương của các NHTM .33
    2.2.2.5 Tổng hợp kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế 34
    2.2.3 Một số kết quả đã đạt được khi thực hiện Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 - 2010 .41
    2.2.3.1 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế .41
    2.2.3.2 TTKDTM trong khu vực công .41
    2.2.3.3 TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp 42
    2.2.3.4 TTKDTM trong khu vực dân cư .43
    2.2.3.5 Phát triển các hệ thống thanh toán 44
    2.3 Thực trạng hoạt động TTKDTM qua ngân hàng tại TPHCM 45
    2.3.1 Sự phát triển của mạng lưới NHTM ở TPHCM 45
    2.3.2 Tình hình TTKDTM qua ngân hàng ở TPHCM .46
    2.3.2.1 Tỷ lệ TTKDTM tại TPHCM năm 2006-2010 46
    2.3.2.2 Các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng tại TPHCM .46
    2.3.3 Kết quả khảo sát thực trạng TTKDTM ở TPHCM 49
    2.4 Đánh giá hoạt động TTKDTM qua ngân hàng ở TPHCM 53
    2.4.1 Những kết quả đã đạt được 53
    2.4.1.1 Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán 54
    2.4.1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động TTKDTM qua ngân hàng tại
    TPHCM đã được cải thiện .55
    2.4.2 Những hạn chế, tồn tại 56
    2.4.2.1 Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ .56
    2.4.2.2 Chất lượng dịch vụ còn hạn chế 58
    2.4.2.3 Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập 60
    2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .62
    Kết luận Chương 2 .66

    CHƯƠNG 3 .67
    GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH
    TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG TẠI TPHCM 67
    3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM qua ngân hàng tại TPHCM
    67
    3.1.1 Quan điểm chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán trong phát triển dịch vụ ngân hàng tại TPHCM .67
    3.1.2 Mục tiêu phát triển TTKDTM tại TPHCM đến 2015 .68
    3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát .68
    3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể .68
    3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTKDTM qua ngân hàng ở TPHCM 69
    3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình TTKDTM qua ngân hàng .69
    3.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các hệ thống TTKDTM qua ngân hàng 71
    3.2.3 Đẩy mạnh TTKDTM qua ngân hàng trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư 75
    3.2.4 Giải pháp kinh tế khuyến khích TTKDTM qua ngân hàng .76
    3.3 Một số kiến nghị .77
    3.3.1 Đối với Chính phủ và các bộ, ngành 77
    3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .78
    3.3.4 Đối với các NHTM ở TPHCM 82
    Kết luận Chương 3 .84
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .86
    Phụ lục 1 88
    Phụ lục 2 91

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; đã có sự phát triển đáng kể của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các hình thức thanh toán và các công cụ thanh toán, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thanh toán. Tuy nhiên thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến là bằng tiền mặt, mọi sự tiếp cận với phương tiện thanh toán mới, công nghệ thanh toán mới đang ở mức ban đầu cả về tổ chức và thực hiện. Khối lượng tiền mặt trong lưu thông hiện chiếm khoảng 14%-15% tổng
    phương tiện thanh toán, một con số đáng quan tâm bởi thanh toán bằng tiền mặt lớn sẽ có nhiều bất lợi cho quản lý nhà nước về tiền tệ. Chức năng thanh toán của tiền tệ đang phát triển với nhiều hình thức đa dạng. Sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán sẽ đẩy nhanh việc tập trung và phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng vốn cho kinh tế phát triển. Đã đến lúc điều hành chính
    sách tài chính, tiền tệ phải thông qua màn hình thanh toán quốc gia, với những phương tiện, kỹ thuật công nghệ thanh toán hiện đại và tất yếu tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế sẽ phát triển; hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch, mua bán.
    Việt Nam hiện có khoảng 90 triệu dân với thu nhập 1.200 USD/người/năm, trong đó 70% là nông dân với thu nhập thấp. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt quan ngân hàng của người Việt Nam mới dừng lại chủ yếu là séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và thẻ thanh toán, ., trong khi các nước tiên tiến khác đã tiến đến hàng trăm hình thức thanh toán điện tử khác nhau.
    Tóm lại, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đang là vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng có tính cấp thiết đối với sự nghiệp đổi mới, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy, tác giả đã
    chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
    Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .
    2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
    Bằng các luận cứ khoa học về TTKDTM qua ngân hàng kết hợp với thực tế đề tài đi vào luận giải cho sự cần thiết phải đẩy mạnh TTKDTM qua ngân hàng đồng thời đánh giá các mặt thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM.
    Để đạt được mục đích trên nội dung đề tài sẽ đi vào giải quyết hai câu hỏi:
    Kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM là gì? Cần phải thực hiện những giải pháp như thế nào để hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
    tại TPHCM?
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
    Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện ngiên cứu có giới hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM giai đoạn 2006-2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp luận chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng kết hợp chặt chẽ với quan điểm lịch sử, xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của thực tiễn để xem xét một cách toàn diện. - Sử dụng phương pháp khảo sát tình hình thực tế, tìm hiểu những tồn tại hạn chế của họat động thanh toán qua ngân hàng, và những nguyên nhân dẫn đến hạn
    chế đó. Đồng thời kết hợp thu thập các thông tin về tình hình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trong thời gian qua, nghiên cứu các chính sách, quy định của Chính Phủ có liên quan. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp phân tích
    tổng hợp tìm ra những nguyên nhân chính còn hạn chế để khắc phục và đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM.
    5. Những đóng góp của đề tài
    - Luận giải một cách có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, vai trò của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng và những yếu tố tác động đén sự phát triển của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng.
    - Nêu được những bài học kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng của một số nước để có thể vận dụng vào Việt Nam.
    - Từ việc nghiên cứu quá trình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM, đề tài đánh giá đúng thực trạng cũng như tìm được những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ở TPHCM còn những bất cập, kém hiệu quả trong thời gian qua.
    - Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM.
    6. Kết cấu của đề tài :
    Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM.
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại TPHCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...