Chuyên Đề Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.


    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới, chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu những công nghệ hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho thế giới sản phẩm vật chất thì nhiều hơn, nhưng giá cả thì lại thấp hơn, do lợi thế về qui mô, lợi thế từ chuyên môn hóa sản xuất đem lại. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các vấn đề mang tính chất toàn cầu như khủng hoảng kinh tế , nền kinh tế chịu tác động từ rất nhiều yếu tố, việc nắm bắt thị trường, lên kế hoạch khó khăn hơn. Để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty không ngừng cố gắng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Là công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, việc tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến nhập khẩu là hoạt động thường xuyên của công ty chiếm một phần lớn nguồn lực cả về con người lẫn tài chính của công ty, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu đối với công ty góp phần làm giảm chi phí, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với nhân viên xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. Hơn nữa việc tổ chức hoạt động nhập khẩu giúp công ty thường xuyên đánh giá được tình hình về thị trường, sản phẩm đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả.
    Xuất phát từ thực tế này, trong quá trình thực tập và tìm hiểu hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần Phượng Hoàng em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bánh kẹo ở công ty cổ phần Phượng Hoàng” cho chuyên đề thực tập của mình.

    2.Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ tình hình nhập khẩu, qui trình nhập khẩu, của công ty, từ đó rút ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của công ty. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm tới.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tuợng: Hoạt động nhập khẩu ở công ty cổ phần Phượng Hoàng
    - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2006-2009 và kiến nghị cho các năm tiếp theo.
    4. Phuơng pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích vấn đề: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra thu thập thông tin, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh phân tích.
    5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: Khái quát về Công ty cổ phần Phượng Hoàng
    Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Phuợng Hoàng
    Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phuợng Hoàng




    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần Phượng Hoàng 3

    1.1 Khái quát chung về Công Ty 3
    1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty cổ phần Phượng Hoàng 3
    1.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty cổ phần Phượng Hoàng 4
    1.2 Khái quát về thị trường kinh doanh của Công ty cổ phần Phượng Hoàng 8
    1.2.1 Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh 8
    1.2.1.1 Sản phẩm kinh doanh 8
    1.2.1.2 Dịch vụ kinh doanh: 10
    1.2.2 Hệ thống phân phối 11
    1.2.3 Đối thủ cạnh tranh 13
    1.2.4 Kết quả kinh doanh 14
    1.3 Những nhân tố tác động đến hoạt động nhập khẩu bánh kẹo 15
    1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài 15
    1.3.1.1 Một số quy định nhà nước về việc nhập khẩu bánh kẹo 15
    1.3.1.2 Đặc điểm của mặt hàng bánh kẹo ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu. 19
    1.3.1.3 Tỷ giá hối đoái 20
    1.3.1.4 Hệ thống tài chính ngân hàng 21
    1.3.1.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc 21
    1.3.1.6 Sức cạnh tranh và biến động của thị truờng 22
    1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong 23
    1.3.2.1 Nguồn lực con nguời 23
    1.3.2.2 Nguồn lực tài chính 24
    1.3.2.3 Nguồn lực bên trong (uy tín, thuơng hiệu) 24

    Chương 2 : Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Phuợng Hoàng 26
    2.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Phuợng Hoàng. 26
    2.1.1 Tình hình nhập khẩu theo thị truờng 27
    2.1.2 Tình hình nhập khẩu theo mặt hàng 29
    2.1.3 Hình thức nhập khẩu. 30
    2.2 Quá trình tổ chức hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Phuợng Hoàng 30
    2.2.1 Nghiên cứu thị trường. 30
    2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước. 31
    2.2.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài. 33
    2.2.2 Lập phương án kinh doanh 33
    2.2.3 Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng 34
    2.2.3.1 Quá trình giao dịch, đàm phán 34
    2.2.3.2 Ký kết hợp đồng nhập khẩu 35
    2.2.4 Thực hiện hợp đồng 36
    2.2.4.1 Xin giấy phép nhập khẩu 36
    2.2.4.2 Thuê tàu lưu cước 36
    2.2.4.3 Mua bảo hiểm 37
    2.2.4.4 Làm thủ tục hải quan 38
    2.2.4.5 Giao nhận và kiểm tra hàng hoá 39
    2.2.4.6 Làm thủ tục Thanh toán 40
    2.2.4.7 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 41
    2.3 Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Phuợng Hoàng 42
    2.3.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua 42
    2.3.1.1 Ưu điểm 42
    2.3.1.2 Hạn chế trong hoạt động nhập khẩu 43
    2.3.2 Nguyên nhân 44
    2.3.2.1 Nguyên nhân Khách quan 44
    2.3.2.2 Nguyên nhân Chủ quan 45

    Chương 3 : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phượng Hoàng 46
    3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Phượng Hoàng 46
    3.1.1 Mục tiêu 46
    3.1.1 Phương hướng 46
    3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty cổ phần Phuợng Hoàng 48
    3.2.1 Cải tiến quy trình tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hoá 48
    3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 48
    3.2.1.2 Trong nghiệp vụ thanh toán 48
    3.2.1.3 Đa dạng hóa về hình thức nhập khẩu 49
    3.2.1.4 Hoàn thiện khâu đóng gói chống hàng giả 49
    3.2.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 49
    3.2.3 Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do các nguyên nhân khách quan
    mang lại 50
    3.2.4 Đầu tư nhiều hơn cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử 50
    3.3 Kiến nghị với nhà nuớc 50
    3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng hàng nhập khẩu 51
    3.3.2 Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp 52
    3.3.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử 52

    Kết luận 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...