Thạc Sĩ Hoàn thiện hoạt động marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh đồng tháp đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
    Marketing là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trong gần 10 thập niên
    trở lại đây trên thế giới, không chỉ trong giới sản xuất, kinh doanh mà marketing
    còn được nói đến trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, đặc biệt chúng
    còn trở thành một môn khoa học được chính thức giảng dạy và nghiên cứu trong
    các trường đại học tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, marketing đang
    ngày càng trở thành mối quan tâm lớn, được thể hiện trong chiến lược hoạt động
    của không chỉ các đơn vị sản xuất - kinh doanh mà còn ở các tổ chức phi kinh
    doanh, các cơ quan công quyền và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
    Trong quá trình hình thành và phát triển, bắt đầu từ lĩnh vực thương mại
    với mục tiêu chỉ để tiêu thụ nhanh chóng những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất
    ra nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, marketing đã dần dần có những bước phát triển
    cao hơn và đa dạng hơn. Chúng không còn bị giới hạn trong lĩnh vực thương mại,
    mà được mở rộng hơn và toàn diện hơn sang nhiều lĩnh vực khác. Mục tiêu của
    marketing cũng không còn chỉ là lợi nhuận, mà còn là các mục tiêu không vì lợi
    nhuận, các lợi ích xã hội nhằm hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống
    của con người. Tên gọi marketing, vì thế, cũng có những tiến hoá và phân ngành
    cho phù hợp với sự phát triển của khoa học này, như: Marketing công nghiệp
    (Industrial Marketing), Marketing tư liệu sản xuất (Means of production
    Marketing), Marketing dịch vụ (Service Marketing), Marketing kinh doanh
    (Trade Marketing), Marketing xuất nhập khẩu (Import-Export Marketing), v.v
    Và gần đây là Marketing xã hội, hay còn gọi là Tiếp thị xã hội (Social
    Marketing), hiện đang trong quá trình du nhập vào Việt Nam thông qua các
    chương trình, dự án phục vụ cho sức khoẻ cộng đồng với mục tiêu không vì lợi
    nhuận. Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lĩnh vực khoa học mới mẻ
    này, qua đó đóng góp ý kiến với các tổ chức hữu quan về các giải pháp hoàn
    thiện hoạt động marketing xã hội hiện đang thực thi tại Việt Nam, trong phạm vi
    giới hạn xét ví dụ từ thực tế hoạt động tại tỉnh Đồng Tháp - là tỉnh duy nhất tại
    Việt Nam cùng với 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Huế và thành phố Hồ
    Chí Minh được chọn làm 5 địa phương trọng điểm thực hiện hoạt động marketing
    xã hội sản phẩm thuốc tránh thai - làm điển hình.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Xác định sự cần thiết phát triển và hoàn thiện hoạt động marketing xã hội
    sản phẩm thuốc tránh thai như một công cụ khoa học quan trọng trong thực hiện
    chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
    Đánh giá các mặt tích cực và mặt tồn tại trong hoạt động marketing xã
    hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua làm cơ sở khoa
    học và thực tiễn để đề xuất, đóng góp một số giải pháp mới có tính khả thi để
    hoàn thiện hoạt động này.
    Để bảo đảm điều kiện thực hiện, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với
    Nhà nước, đối với tỉnh Đồng Tháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động marketing xã hội
    sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp phát triển đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu về nội dung hoạt động của marketing xã hội. Vấn đề nghiên
    cứu tập trung vào lĩnh vực marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai.
    Không gian nghiên cứu trong phạm vi hoạt động marketing xã hội sản
    phẩm thuốc tránh thai phục vụ công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ)
    và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại tỉnh Đồng Tháp.
    Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ việc phân tích thực trạng hoạt
    động marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp từ năm
    1993 đến nay. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này đến năm
    2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Tác giả vận dụng những nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin, phương
    pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; đường lối, chủ trương, chính sách của
    Đảng và Nhà nước về chiến lược dân số và kế hoạch hoá gia đình đến năm 2020
    ở Việt Nam nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng làm cơ sở cho phương
    pháp nghiên cứu.
    Trong luận án sử dụng lý thuyết khoa học về marketing truyền thống,
    được phát triển phân ngành marketing xã hội; áp dụng các phương pháp thống
    kê, phân tích so sánh, phân tích quy nạp, lý thuyết hệ thống và phương pháp định
    lượng kết quả nghiên cứu.
    Tài liệu, dữ liệu trong luận án được thu thập trong các ấn phẩm ở trong và
    ngoài nước, trên các trang web, trong các báo cáo tổng kết ngành dân số, báo
    cáo trong các hội nghị khoa học về dân số của tỉnh Đồng Tháp qua các thời kỳ
    liên tục.
    5. Một số đóng góp mới của luận án
    1/. Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các định nghĩa về marketing xã hội
    của các học giả nước ngoài, phân tích đầy đủ các khái niệm, tác giả xin mạnh
    dạn giới thiệu một định nghĩa mới, nhằm thể hiện đầy đủ hơn khái niệm
    marketing xã hội so với marketing kinh doanh.
    2/. Qua nghiên cứu, tác giả khẳng định 8 thành phần của marketing xã hội
    gồm: Sản phẩm, Giá, Phân phối, Cổ động, Cộng đồng, Đối tác, Chính sách và
    Tài chính, đồng thuận với quan điểm của các học giả ngoài nước; xác định 4
    thành phần sau là bổ sung mới, khác biệt so với 4 thành phần truyền thống của
    marketing - mix kinh doanh là: Sản phẩm, Giá, Phân phối và Cổ động.
    3/. Tác giả xác định một số đặc điểm riêng của marketing xã hội sản
    phẩm tránh thai gồm có: Không vì lợi nhuận, tính tự nguyện, công tác xã hội,
    quản trị linh hoạt, thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm, trợ giá sản phẩm; qua
    đó nhấn mạnh lợi ích xã hội là mục tiêu cơ bản của marketing xã hội.
    4/. Tác giả vận dụng phương pháp xác định chỉ tiêu định lượng hiệu quả
    hoạt động của marketing xã hội sản phẩm tránh thai là chỉ tiêu CYP (Couple
    Years of Protection) – Số cặp vợ chồng được bảo vệ trong năm, trong các phân
    tích nghiên cứu làm cơ sở khoa học để đánh giá lợi ích xã hội của hoạt động
    này.
    5/. Từ phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh
    Đồng Tháp, tác giả đã xác định đặc điểm thị trường sản phẩm thuốc tránh thai
    tại tỉnh Đồng Tháp làm cơ sở thực tiễn cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.
    6/. Qua phân tích thực trạng hoạt động marketing xã hội sản phẩm thuốc
    tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua, tác giả đã rút ra các mặt tích cực và
    tồn tại của hoạt động này; đi sâu phân tích cụ thể từng thành phần của marketing
    xã hội. Nội dung phân tích này là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn
    thiện hoạt động marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp
    thời gian tới.
    7/. Tác giả xin mạnh dạn, với ý tưởng mới, đề xuất một tập hợp các giải
    pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại
    tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 theo các mục tiêu và quan điểm xây dựng giải
    pháp cụ thể.
    8/. Nhằm bảo đảm tính khả thi của các giải pháp được nêu, tác giả đề
    xuất mới một số kiến nghị cụ thể đối với Nhà nước và đối với tỉnh Đồng Tháp.
    9/. Đề tài nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học còn mới ở Việt nam là
    “Marketing xã hội”, mà trên thế giới đã khẳng định như một giải pháp kinh tế
    để giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp.
    Đây là luận án mới về lý thuyết tại Việt Nam, trước đó chưa có nghiên
    cứu nào về đề tài marketing xã hội; trong khi, hoạt động marketing xã hội đã
    được thể hiện trong thực tế, được đề cập đến trong các nghị quyết của Đảng và
    Nhà nước như: Nghị quyết Trung ương 4, khoá 7 về Chính sách dân số - kế
    hoạch hoá gia đình [11]; Báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện Chiến lược dân số
    Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 [83]; Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ
    Quốc hội thông qua ngày 09/01/2003 [82]; Nghị định số 104/2003/NĐ-CP, ngày
    16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ [82]; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn
    2001 – 2010 [79]; Chiến lược Dân số tỉnh Đồng Tháp 2001 - 2020 [85].
    Luận án này được xem như một công trình khoa học cấp tiến sĩ kinh tế,
    mới về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực marketing xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...