Luận Văn Hoàn thiện hoạt động marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Marketing là một thuật ngữ kinh tế đã trở nên quen thuộc.
    Tác giả chọn chủ đề nghiên cứu này vì nhận thức rằng marketing
    đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn trong rất nhiều lĩnh
    vực của đời sống xã hội, được thể hiện trong chiến lược hoạt động
    của không chỉ các đơn vị sản xuất - kinh doanh mà còn ở các tổ
    chức phi kinh doanh, các cơ quan công quyền và các tổ chức chính
    trị - xã hội khác.
    Marketing ngày nay không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh
    doanh, mục tiêu của marketing cũng không chỉ là lợi nhuận, mà
    còn là các lợi ích xã hội nhằm hướng đến việc nâng cao chất lượng
    cuộc sống của con người. Trong số các hoạt động marketing không
    vì lợi nhuận, có hoạt động Marketing xã hội, hay còn gọi là Tiếp
    thị xã hội (Social Marketing), đã và đang du nhập vào Việt Nam
    thông qua các chương trình, dự án phục vụ cho sức khoẻ cộng đồng
    với mục tiêu không vì lợi nhuận.
    Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu lĩnh vực khoa học
    mới mẻ này, qua đó đóng góp ý kiến với các tổ chức hữu quan về
    các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing xã hội hiện đang
    thực thi tại Việt Nam, trong phạm vi giới hạn từ thực tế hoạt động
    tại tỉnh Đồng Tháp - là tỉnh duy nhất tại Việt Nam cùng với 4
    thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Huế và thành phố Hồ Chí Minh
    được chọn làm 5 địa phương trọng điểm khởi xướng thực hiện hoạt
    động marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai - làm điển hình.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Xác định sự cần thiết phát triển và hoàn thiện hoạt động
    marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai trong chương trình dân
    2
    số và kế hoạch hoá gia đình tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
    Qua đó đóng góp một số giải pháp mới có tính khả thi để hoàn
    thiện hoạt động này và đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước
    và tỉnh Đồng Tháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu về nội dung hoạt động của marketing xã hội
    sản phẩm thuốc tránh thai.
    Không gian nghiên cứu trong phạm vi hoạt động marketing
    xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng Tháp.
    Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ năm 1993 đến nay.
    Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
    Vận dụng những nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin,
    phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; chủ trương, chính
    sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược dân số và kế hoạch hoá
    gia đình làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu.
    Sử dụng lý thuyết khoa học về marketing, phân ngành
    marketing xã hội; áp dụng các phương pháp thống kê, phân tích so
    sánh, quy nạp, lý thuyết hệ thống và phương pháp định lượng kết
    quả nghiên cứu.
    Tài liệu, dữ liệu trong luận án được thu thập từ các ấn
    phẩm trong và ngoài nước, trên các trang web, báo cáo trong các
    hội nghị khoa học của ngành dân số và của tỉnh Đồng Tháp.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    1/. Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các định nghĩa về
    marketing xã hội của các học giả nước ngoài, tác giả xin giới thiệu
    một định nghĩa mới, nhằm thể hiện đầy đủ hơn khái niệm
    marketing xã hội so với marketing kinh doanh.
    3
    2/. Đồng thuận với quan điểm của các học giả ngoài nước,
    tác giả khẳng định 8 thành phần của marketing xã hội gồm: Sản
    phẩm; Giá; Phân phối; Cổ động; Cộng đồng; Đối tác; Chính sách
    và Tài chính. Xác định 4 thành phần sau là bổ sung mới, khác biệt
    so với 4 thành phần truyền thống của marketing - mix.
    3/. Tác giả xác định một số đặc điểm của marketing xã hội
    sản phẩm tránh thai gồm có: Không vì lợi nhuận; Tính tự nguyện;
    Công tác xã hội; Quản trị linh hoạt; Thương hiệu; Thương mại hoá
    sản phẩm; Trợ giá sản phẩm. Trong đó, lợi ích xã hội là mục tiêu
    cơ bản của marketing xã hội.
    4/. Tác giả vận dụng phương pháp định lượng hiệu quả
    hoạt động của marketing xã hội sản phẩm tránh thai, thông qua chỉ
    tiêu CYP (Couple Years of Protection) - Số cặp vợ chồng được bảo
    vệ trong năm, để đánh giá lợi ích xã hội của hoạt động này.
    5/. Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thị
    trường của tỉnh Đồng Tháp, làm cơ sở thực tiễn cho việc giải quyết
    vấn đề nghiên cứu.
    6/. Qua phân tích thực trạng hoạt động và từng thành phần
    của marketing xã hội sản phẩm thuốc tránh thai tại tỉnh Đồng
    Tháp, tác giả đã rút ra các mặt tích cực và tồn tại của hoạt động
    này. Nội dung phân tích này là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải
    pháp hoàn thiện hoạt động trong thời gian tới.
    7/. Tác giả xin mạnh dạn, với ý tưởng mới, đề xuất các giải
    pháp nhằm hoàn thiện hoạt động.
    8/. Tác giả đồng thời đề xuất mới một số kiến nghị cụ thể
    đối với Nhà nước và đối với tỉnh Đồng Tháp.
    4
    9/. Đây là luận án mới về lý thuyết tại Việt Nam, trước đó
    chưa có nghiên cứu nào về đề tài marketing xã hội; trong khi, hoạt
    động này đã được thể hiện trong thực tiễn. Luận án được xem như
    một công trình khoa học cấp tiến sĩ kinh tế, mới về lý thuyết và
    thực tiễn trong lĩnh vực marketing xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...