Báo Cáo Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng Thương mại Cố phần Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Than

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập update ngày 21 tháng 3 năm 2012

    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là từ sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng ở nước ta ra đời (1990) thì ngành Ngân hàng cũng có sự chuyển đổi căn bản từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Sự xuất hiện hàng loạt Ngân hàng thương mại trong nước và sự xâm nhập thị trường của các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng ở nước ta “nóng” dần lên. Hiện nay với xu thế phát triển mở cửa và hội nhập của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã và đang có những thay đổi to lớn. Đặc biệt trong những năm tới đây, với sự hội nhập ngày càng sâu sắc hơn của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chắc chắn sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Trước thực tế này, yêu cầu cấp bách đặt ra cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam là phải phát triển, đa dạng hóa và cải thiện chất lượng các nghiệp vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào thị trường Tài chính – Ngân hàng khu vực và thế giới. Để làm được điều này, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là một trong những hoạt động cần thiết phải chú trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam.
    Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương từ khi thành lập đã không ngừng đổi mới công nghệ, kỹ thuật và ngày càng khẳng định được vị trí và niềm tin của khách hàng. Với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay đã đặt ra không ít thách thức đối với ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động Marketing để tạo nên lợi thế riêng, ưu biệt hơn trong một môi trường cạnh tranh gay gắt.
    Trong quá trình tìm hiểu lý luận khi học tập tại trường và tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa, em đã nhận thấy rằng Marketing là một trong những hoạt động quan trọng và có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động marketing, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng Thương mại Cố phần Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.
    Kết cấu của báo cáo thực tập:
    CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing tại Ngân hàng thương mại
    CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa
    CHƯƠNG III : Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: 3
    Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại 3
    I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động Marketing tại NHTM . 3
    1. Khái niệm 3
    2. Đặc điểm 4
    3. Vai trò. 5
    II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động Marketing. 7
    1. Nhóm nhân tố khách quan. 7
    2. Nhóm nhân tố chủ quan. 8
    III. Nội dung cơ bản của hoạt động Marketing tại ngân hàng. 9
    1. Chính sách sản phẩm (Product) 9
    2. Chính sách giá cả (Price) 11
    3. Chính sách phân phối (Place) 13
    4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion) 14
    CHƯƠNG II: 16
    Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương. 16
    chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 16
    I. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 16
    1. Quá trình hình thành và phát triển. 16
    1.3 Chi nhánh Vietinbank Sầm Sơn – Thanh Hóa. 16
    2. Cơ cấu tổ chức. 17
    2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy. 17
    3. Các hoạt động chính. 19
    4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa trong những năm gần đây. 19
    4.1 Hoạt động huy động vốn. 20
    4.2 Hoạt động tín dụng. 22
    II. Thực trạng hoạt động marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 24
    1. Thực trạng thực hiện chiến lược sản phẩm 25
    2. Thực trạng thực hiện chiến lược giá. 26
    3. Thực trạng thực hiện chiến lược phân phối 26
    4. Thực trạng thực hiện chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. 27
    IV. Đánh giá về hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 30
    1. Những kết quả đạt được. 30
    2. Những tồn tại, khó khăn. 31
    CHƯƠNG III : 33
    Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 33
    1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 33
    1.1 Định hướng kinh doanh đến năm 2015 của chi nhánh. 33
    1.2 Định hướng hoạt động Marketing của Vietinbank Sầm Sơn. 34
    2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 34
    2.1 Tổ chức thực hiện Marketing độc lập trong mô hình tổ chức của NH 34
    2.2 Xây dựng và đẩy mạnh chiến lược sản phẩm hợp lý. 35
    2.3 Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối 36
    3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ Marketing tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sầm Sơn – Thanh Hóa. 36
    3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước. 36
    3.2 Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Công Thương. 37
    KẾT LUẬN 38
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...