Thạc Sĩ Hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp Viet D.E.L.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Những số liệu thống kê trong thời gian gần đây cho thấy, giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất của kinh tế toàn cầu có thể đã kết thúc. Với sự đi đầu cuả Trung Quốc, các nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực Châu Á đang có sự phục hồi nhanh hơn cả. Một số nền kinh tế lớn khác của Thế giới cũng đã trở về với tốc độ tăng trưởng dương, dù con số khiêm tốn hơn so với những gì Châu Á đạt được.Quy mô GDP của phần lớn các nền kinh tế trên Thế giới hiện vẫn đang giảm so với thời điểm cách đây một năm, nhưng nếu so quý trước với quý sau, các nền kinh tế đang đi vào một bước ngoặt phục hồi. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi của khủng hoảng Tài chính chậm được khắc phục, Thương mại toàn cầu vẫn đang bị thu hẹp, các nước trên Thế giới vẫn đẩy mạnh các biện pháp bảo hộ Thương mại.

    Tình hình kinh tế, Xã hội nước ta trong 7 tháng đầu năm 2009 tuy còn nhiều khó khăn nhưng tiếp tục Phát triển theo chiều hướng tích cực. Sản xuất Nông nghiệp ổn định, ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và liên tục tăng trưởng trong 6 tháng qua; Khu vực dịch vụ, đặc biệt là thị trường trong nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh; Các Ngân hàng Việt Nam đang kiểm soát tốt nguồn tiền nội tệ và tỷ giá trao đổi ngoại tệ .

    Tuy nhiên, trong từng ngành, lĩnh vực vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là hoạt động xuất khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 ước đạt khoảng 32,35 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái .Thị trường xuất khẩu của Việt Nam hầu hết đều bị thu hẹp mạnh, đặc biệt là thị trường Châu Úc và Châu Á. Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Mỹ giảm nhẹ hơn. Riêng thị trường Châu Âu và Châu Phi có mức tăng trưởng dương .Trong vài tháng trở lại đây, đã có những tín hiệu hồi phục lạc quan từ các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN lại giảm khá mạnh.

    Trong bối cảnh khủng hoảng Tài chính – suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khủng hoảng như giảm thuế, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn , song một công ty nhỏ và mới Kinh doanh như công ty Việt D.E.L.T.A cũng không tránh khỏi những cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường và gặp không ít những khó khăn, thách thức. Xuất phát từ những yếu tố trên, em hi vọng đề tài “ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG Kinh doanh XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT D.E.L.T.A “sẽ cung cấp những giải pháp hữu ích để công ty hoàn thiện hơn việc Kinh doanh của mình trong thời gian tới.

    Do thời gian nghiên cứu, dung lượng bài viết và trình độ kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết về mặt nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp Xây dựng của quý thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Việt D.E.L.T.A để đề tài có tính khả thi hơn và ngày một hoàn thiện.

    MỤC ĐÍCH VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

    Sau một thời gian đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bộc lộ khá nhiều mặt mạnh cũng như mặt yếu của mình. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong công cuộc đổi mới. Họ ngày càng có vai trò quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, hội nhập quốc tế, giữ vững an sinh xã hội, thu hút và sử dụng được nhiều lao động, đóng góp cho ngân sách, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm các yếu tố bền vững cho Phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Song nhìn lại quá trình Phát triển và hiện tại, hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức.

    Công ty Việt D.E.L.T.A là một doanh nghiệp mới và ra đời trong cơ chế thị trường. Cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, công ty đang phải đối đầu với những khó khăn trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Công ty hoạt động Kinh doanh với quy mô nhỏ nên trong bối cảnh kinh tế hiện nay những thách thức và khó khăn về vốn, về Xây dựng thương hiệu, về công nghệ, về nguồn nhân lực, về pháp lý là không thể tránh khỏi.

    Song những vấn đề này lại hết sức quan trọng vì: Danh tiếng và thương hiệu được coi là tài sản quý giá và là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu; Khả năng về tài chính, khả năng giữ được nhân viên giỏi là một trong những điểm mạnh giúp doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ của mình; Chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh đầy lợi hại trên thị trường; Nhân viên giỏi là một trong những nhân tố quyết định chất lượng của công việc, quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh .

    Do đó, để xâm nhập vào được các thị trường trên Thế giới như thị trường châu Mỹ, châu Âu và các châu lục khác công ty Việt D.E.L.T.A cần phải Xây dựng được cho mình một danh tiếng về thương hiệu, về chất lượng hàng hóa

    Hiện nay, các nền kinh tế nằm trong top 10 lớn nhất Thế giới như Đức, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Brazil vừa công bố tăng trưởng kinh tế quý 2/2009 ở mức dương vàcác nền kinh tế trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc và Hồng Kông cũng đều đã thông báo về sự khởi sắc mạnh mẽ của tăng trưởng GDP. Trong đó tăng trưởng xuất khẩu là động lực chính đưa kinh tế các nước như Đức, Nhật, Trung Quốc thoát suy thoái. Điều này chứng tỏ Kinh doanh xuất khẩu đã chiếm một vị trí quan trọng như thế nào trong nền kinh tế. Ngoài ra, tình hình trên còn đánh dấu sự trở lại với sức tăng trưởng nhanh chóng và việc cạnh tranh trên thị trường Quốc tế sẽ ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn trước.

    Nhưng khả năng cạnh tranh của công ty Việt D.E.L.T.A còn yếu vì chưa chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ; do có sự hạn chế về vốn, công nghệ, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tốt; chưa có đủ thông tin về thị trường, chưa có được vũ khí cạnh tranh đem lại sức mạnh để đương đầu với các đối thủ, mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững.Do vậy, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện naylà vấn đề cấp thiết.

    Với tình hình đó, việc ứng dụng Thương mại Điện tử là một giải pháp, một công cụ hữu dụng hỗ trợ đắc lực cho công ty trong việc mở rộng thị trường Kinh doanh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Tuy hiện nay công ty đã và đang ứng dụng Thương mại Điện tử nhưng chỉ ở mức độ sơ cấp và chưa chuyên nghiệp. Do đó, công ty cần coi việc triển khai các quy trình Thương mại Điện tử là một nhân tố thiết yếu trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tác động trực tiếp lên triển vọng gia tăng doanh số bán hàng; ứng dụng Thương mại Điện tử là một phần của chiến lược Kinh doanh tổng thể của công ty, là nhân tố nền tảng cho chiến lược Phát triển Kinh doanh dài hạn.

    Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến mạnh mẽ trên toàn Thế giới. Việc áp dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Thương mại Điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia . Người ta không còn phải mất nhiều thời gian ,công sức, tiền bạc cho những giao dịch kinh tế. Việc áp dụng Thương mại Điện tử trong hoạt động Kinh doanh là một xu thế tất yếu của mọi thời đại, và Việt nam – trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu hướng Phát triển đó. Tuy Thương mại Điện tử không còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, nhưng rất nhiều doanh nhân Việt Nam thậm chí còn chưa hiểu rõ bản chất , lợi ích của Thương mại Điện tử chứ chưa nói đến việc áp dụng nó.

    Do đó, quá trình Phát triển Thương mại Điện tử ở Việt nam còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khách quan về quy luật vận động và Phát triển Thương mại Điện tử để từ đó Xây dựng và triển khai chiến lược Phát triển lĩnh vực hoạt động Thương mại này vào trong hoạt động Phát triển nền kinh tế quốc gia, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
     
Đang tải...