Tài liệu Hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát

    Lời nói đầuNước ta vốn là một nước nông nghiệp với những phương tiện sản xuất còn lạc hậu, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì chiến lược hàng đầu vẫn là phát triển ngành công nghiệp nhất là ngành dệt may, một ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư tương đối thấp, mức độ rủi ro lại không cao. Lịch sử kinh tế của các nước cho thấy có rất nhiều nước công nghiệp phát triển đều được bắt nguồn từ ngành công nghiệp dệt may. Đây là ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao rất phù hợp với điều kiện của một nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công lại thấp như ở Việt Nam. Vì vậy tạo điều kiện phát triển ngành dệt may ở Việt Nam là một trong những đòi hỏi bức thiết và phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Hiện nay hàng công nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang dần dần thâm nhập vào thị trường thế giới dưới nhiều hình thức, hàng năm có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Hàng may Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc nhất là từ khi nhà nước có chính sách mở cửa, đây là một ngành kinh tế có nhiều hứa hẹn và triển vọng. Song hiện nay ngành may mặc xuất khẩu nước ta đang gặp phải những khó khăn như thiếu vốn, trang thiết bị kĩ thuật chưa đồng bộ, chưa tiếp cận nghiên cứu thị trường và còn nhiều vấn đề bất cập khác. Nhưng tương lai không xa ngành may sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước. Để đạt được những thành tựu đó trước hết ngành may Việt Nam nên học tập kinh nghiệm từ các nước như : Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo tức là đầu tư vào lĩnh vực gia công hàng may vì ngành may mặc không cần quá nhiều vốn mà lại thu hút được rất nhiều lao động nhất là lao động nữ, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ mới, vòng quay của chu kì sản xuất nhanh, chóng thu hồi được vốn, tránh được những rủi ro.
    Là mét doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động may gia công xuất khẩu, Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát cũng đã có những định hướng phát triển phù hợp với xu hướng chung của ngành dệt may Việt Nam. Với hơn 7 năm thực hiện hoạt động may gia công, tuy còn nhiều bỡ ngỡ trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, nhưng cho đến nay, Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, quan hệ với nhiều đối tác và không ngừng tích lũy những kinh nghiệm trong kí kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu. Mặc dù vậy, Xí nghiệp cũng không thể tránh được những hạn chế trong quá trình hoạt động bởi sự non trẻ của mình. Đó là một vấn đề bức xúc đòi hỏi phải có phương pháp khắc phục kịp thời.
    Xuất phát từ những bức xúc thực tế và phạm vi kiến thức của mình, em chọn đề tài:Hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    * Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    - Góp phần làm rõ vai trò của sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế quốc dân.
    - Đánh giá thực trạng của sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
    - Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đÈy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.

    Chuyên đề này được chia làm ba chương
    Chương I : Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng hoá.
    Chương II : Thực trạng hoạt động gia công hàng may xuất khẩu của Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát.
    Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động may gia công xuất khẩu ở Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát.
    Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Hoàng Đức Thân cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa: Thương mại đã tận tình hướng dẫn; Cảm ơn bác Đinh Văn Tòng và các cô các chú cán bộ Xí nghiệp Sản xuất Hàng May Xuất khẩu Giáp Bát đã tạo điều kiện thuận lợi để em làm tốt chuyên đề thực tập này.

    Chương ILý Luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu hàng hoáI.tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hoá ở nước ta1. Khái niệm về xuất khẩuXuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với mỗi quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
    Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá và trao đổi hàng hoá. Khi xuất khẩu phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới quốc gia hoặc khu chế xuất trong nước. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu phát triển cả về chiều rộng, cả về chiều sâu.

    Xuất nhập khẩu hàng hóa là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu là chiếc chìa khóa mở ra những giao dịch Thương mại quốc tế mỗi quốc gia, tạo nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào các họat động kinh tế quốc tế.
    Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên mà các doanh nghiệp thường áp dụng và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động Thương mại quốc tế.
    Ngày nay, trong thời đại quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của cả thế giới thì không thể có quốc gia nào thực hiện chính sách kinh tế đóng cửa mà vẫn có thể phát triển phồn vinh được. Trong xu thế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương “ xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ’’ Như vậy để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Với chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu trong khi đất nước còn nghèo, thiếu vốn và công nghệ , nhưng lại có lợi thế về tài nguyên lao động rẻ nên mục tiêu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt may đóng vai trò hết sức quan trọng.
    Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản trong kinh doanh quốc tế, là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho bên nước ngoài trên cơ sở các hợp đồng xuất khẩu.
    2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân. Là hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia còng như trên toàn cầu.
    Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia đều phải có 4 điều kiện: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn và công nghệ nhưng lao động thì rất dồi dào. Với sự mất cân đối về nguồn lực đầu vào, làm thế nào để các quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển được? Để giải quyết được vấn đề này, họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa thoả mãn được. Để nhập được những yếu tố đó thì phải có nguồn ngoại tệ, mà nguồn ngoại tệ này chủ yếu thu được từ các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu là hoạt động chính, tạo tiền đề cho nhập khẩu. Từ đó ta có thể đánh giá vai trò của xuất khẩu ở các khía cạnh chính:
    - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở các nước kém phát triển, mét trong những vật cản chính đối với tăng trưởng kinh tế là thiếu nguồn vốn trong quá trình phát triển. Có nhiều cách khác nhau để huy động nguồn ngoại tệ nhưng chỉ bằng hoạt động xuất khẩu thì nguồn vốn mới ổn định và thường xuyên bền vững.
    - Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.
    Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    +Thứ nhất: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
    +Thứ hai: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy sản xuất phát triển cụ thể:
    - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có liên quan phát triển theo.
    - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia, ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với
    một lượng lớn hơn nhiều lần khả năng sản xuất của quốc gia đó.
    - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ kỹ thuật mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế trong nước, tạo năng lực sản xuất mới.
    - Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia.
    - Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân. Mỗi năm sản xuất hàng xuất khẩu đã thu hút được hàng triệu lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho họ.
    - Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển đa dạng và phong phú của nhân dân.
    - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ đối ngoại có sự tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy các mối quan hệ khác như : Bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế . phát triển theo.
    2.2. Đối với doanh nghiệp.Ngày nay với xu hướng vươn ra thị trường thế giới là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, để có thể đứng vững, doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh.
    3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, chiết khấu nhằm phân tán và chia rẽ rủi ro, các doanh nghiệp thương mại có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu. Sau đây là một số hình thức xuất khẩu chủ yếu:

    3.1. Xuất khẩu uỷ thác.Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian thay cho các đơn vị sản xuất điều hành kí kết hoạt động mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất và qua đó thu được một số tiền nhất định.
    Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là không cần vốn vào kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động đồng thời cũng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể. Ngoài ra trách nhiệm trong việc tranh chấp lại thuộc về người sản xuất.
    3.2. Buôn bán đối lưu.Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán cũng là người mua và lượng hàng hoá mang ra trao đổi có giá trị tương đương. Mục đích sản xuất ở đây không phải thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm mục đích có một lượng hàng hoá có giá thị tương đương với lô hàng nhập.
    Lợi Ých của buôn bán đối lưu là nhằm tránh rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Mặt khác, các bên còn có lợi khi không có đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Có nhiều hình thức buôn bán đối lưu như: hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu . Ngoài ra còn có các hình thức xuất khẩu khác như: xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế, tái nhập tạm xuất và xuất khẩu theo nghị định thư .
    3.3. Giao dịch thông qua trung gian:Là việc giao dịch mà mọi việc thiết lập quan hệ giữa người bán và người mua đều phải thông qua người thứ ba, gọi là trung gian Thương mại. đơn vị này thay mặt bên mua để giao dịch với bên bán, hay thay mặt bên bán để giao dịch với bên mua hàng, hoặc thay mặt cả hai bên để đưa ra các điều kiện trong giao dịch buôn bán. Đơn vị này thường là trung gian đại lý, trung gian kinh tiêu, trung gian hoa hồng, trung gian môi giới
    3.3.1. Trung gian đại lý : Là tự nhiên nhân hay pháp nhân hoạt động với danh nghĩa và chi phí của chủ hàng, dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên. Căn cứ vào quyền hạn và nhiệm vụ được chủ hàng uỷ thác có thể chia ra các loại đại lý sau :
    - Đại lý toàn quyền ( universal agent ) : Là tổ chức xuất khẩu được chủ hàng uỷ thác thay mặt giải quyết mọi vấn đề.
    - Tổng đại lý (general agent ) : Là đơn vị được chủ hàng uỷ quyền làm một số việc nhất định ( như ký kết một hợp đồng cụ thể nào đó).
    - Đại lý đặc biệt ( special agent ) : Được chủ hàng chỉ giao làm một việc cụ thể, thí dụ : Mua hoặc bán một mặt hàng nào đó.
    - Đại lý gửi bán ( consignee ): Thực hiện hoạt động bán hàng từ kho hàng của người uỷ thác gửi bán với danh nghĩa của đại lý, chi phí của người uỷ thác. Gửi bán là một dạng của trung gian hoa hồng dựa trên hợp đồng kí kết giữa hai bên. Người làm đại lý được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ quy định. Hàng chưa bán cho người thứ ba thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người xuất khẩu. Hình thức bán hàng gửi kho thuận lợi cho người mua ở nước nhập khẩu, nhất là với thị trường mới, hàng mới. Khách hàng được xem hàng, xem cataloge, được người bán giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, được biết giá cả, nhất là đối với hàng hóa sản xuất hàng loạt, tiêu thụ nhanh và ổn định ở thị trường.
    - Đại lý thụ uỷ : Là đơn vị được uỷ thác thay cho chủ hàng giải quyết các việc, với danh nghĩa, chi phí của người uỷ thác. Người được uỷ thác nhận thù lao theo hợp đồng.
    - Đại lý độc quyền : là đơn vị duy nhất được chủ hàng uỷ thác ở một vùng lãnh thổ để làm việc gì đó như bán hàng, mua hàng trong thời gian quy định.
    3.3.2. Trung gian kinh tiêu : là đơn vị có cơ sở bán hàng riêng, hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình, có quan hệ hợp đồng mua bán dài hạn và thường xuyên với chủ hàng, tự thu xếp về tài chính, tự tổ chức việc tiêu thụ hàng, ăn chênh lệch giữa chi phí mua hàng so với tiền bán hàng.
    Có hai loại trung gian kinh tiêu:
    - Trung gian mua hàng của người xuất khẩu và bán lại tùy theo ý muốn của mình.
    - Trung gian kinh tiêu theo hợp đồng (distributor): Người xuất khẩu bán hàng cho đại lý theo hợp đồng, quy định lãnh thổ và thời gian quy định với mức giá có hạn.
    3.3.3. Trung gian hoa hồng : Là đơn vị có cơ sở bán hàng, hoạt động với danh nghĩa của mình nhưng nhận chi phí của người uỷ thác (principal) theo hợp đồng trung gian.
    Người trung gian không mua hàng của người xuất khẩu mà chỉ thực hiện hợp đồng bán hàng theo mức giá và lãi quy định trong hợp đồng, với chi phí của người chủ hàng xuất khẩu. Hàng thuộc quyền sở hữu của người xuất khẩu khi đại lý chưa chuyển cho người mua.
    Trong nhiều hợp đồng trung gian môi giới còn có điều khoản uỷ thác của người xuất khẩu để trung gian đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của người thứ ba. Trung gian được hưởng hoa hồng về việc này với điều kiện hoàn thành việc thu tiền bên thứ ba trả cho chủ hàng. Nếu xảy ra mất mát hàng hay không thu được tiền, trung gian phải chịu trách nhiệm. Điều khoản này thực chất là bên đại lý bảo lãnh cho bên mua trả tiền cho chủ hàng
    Ngoài ra, trong trung gian hoa hồng còn có loại gọi là trung gian Factor : Đây là trung gian vừa làm nhiện vụ uỷ thác ăn hoa hồng, vừa thực hiện nhiều nhiệm vụ của đại lý với danh nghĩa của người xuất khẩu( chủ hàng), không những thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu của người uỷ thác mà còn cấp tín dụng xuất khẩu, trả tiền trước cho người sản xuất và còn cấp tín dụng cho người mua. Factor còn được giao quyền bảo hiểm xuất khẩu, lựa chọn đại lý ở nước ngoài cho chủ hàng. Factor tổ chức các văn phòng tiêu thụ hàng cho người xuất khÈu, làm nhiện vụ nhận hàng ở cảng đến, nhiều nhất là hàng dệt,hàng da. Nhiều trường hợp còn nhận chứng từ sở hữu hàng hóa, được đứng tên Factor cầm cố hay bán hàng với giá cả có lợi cho chủ hàng hoặc nhận cầm cố hàng. Xét về về các mặt, Factor làm nhiệm vụ đại lý hoa hồng, đại lý bảo lãnh và cả trung gian đại lý.
    3.4. Tái xuất khẩu :Là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn vốn bá ra ban đầu. Hình thức giao dịch này tương đối giống giao dịch trung gian nó cũng gồm có ba bên : Bên xuất khẩu - Bên tái xuất khẩu - Bên nhập khẩu nhưng tái xuất có sự khác biệt với giao dịch trung gian là : bên tái xuất phải mua đứt đoạn của nhà xuất khẩu để bán cho bên nhập khẩu với giá chênh lệch. Bên tái xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hoá của mình đối với người nhập khẩu.
    3.5. Chuyển khẩu :Là việc tiếp nhận hàng hoá từ nước ngoài đi qua biên giới quốc gia mình trong thời gian chờ xuất đi nơi khác. Đây cũng là một nghiệp vụ trong Thương mại quốc tế mà hoạt động chủ yếu là cho thuê dịch vụ, kho tàng, bến bãi để bên xuất - nhận hàng thuê.
    3.6. Xuất khẩu gia công:
     
Đang tải...