Luận Văn Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhằm đẩy mạnh công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất
    nước nhà trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
    Qua 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX ở nước ta đã thể hiện được vai trò không
    thể thay thế của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá: là địa chỉ hấp dẫn các
    nhà đầu tư trong và ngoài nước; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo việc
    làm, tiếp thu những công nghệ sản xuất và kỹ năng quản lý tiên tiến, hình thành một hệ thống
    đô thị mới ở nông thôn và góp phần công nghiệp hoá nông thôn nước ta.
    Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 223
    khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
    Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên 57.264 ha, phân bổ tại 54 tỉnh, thành phố trên cả
    nước. Các KCN, KCX đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư thuộc
    mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế ở từng địa phương và của cả nước. Không những thế, phát triển các KCN, KCX đã
    góp phần nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng, của
    nền kinh tế nói chung, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí,
    thực hiện các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
    Mặc dầu vậy, phải thấy rằng dù đã có những cải thiện rõ ràng, hệ thống chính sách
    phát triển KCN hiện hành của Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập hạn chế. Không ít chính
    sách chưa khả thi, đặc biệt là những chính sách về sử dụng lao động, đất đai, huy động vốn,
    công nghệ làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư đối
    với hiệu quả của chính sách. Môi trường luật pháp đối với KCN chưa hoàn chỉnh nên công
    tác quy hoạch, xây dựng, hoạt động và quản lý hoạt động của các KCN chưa đi vào nề nếp.
    Tình trạng trên đã được phản ánh trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
    IX (năm 2001): "Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc
    sống, thiếu tính khả thi. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành
    chính quan liêu". Những hạn chế trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vai trò điều hành
    của Chính phủ và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển KCN, KCX.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó có ba nguyên nhân chủ
    yếu là việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN chưa dựa trên cơ sở khoa học, chưa
    phân tích, đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan; chưa có quy định pháp lý đầy đủ, rõ ràng về
    công tác hoạch định chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính
    2
    sách còn hạn chế. Đúng như Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở
    Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2006) đã đề cập: “Nhận thức của các nhà hoạch
    định chính sách còn chưa thống nhất và coi trọng đúng mức vai trò của KCN, KCX trong quá
    trình thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng các thể
    chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của KCN, KCX phù hợp với thực tiễn phát triển”.
    Từ đó, việc hoàn thiện và đổi mới công tác xây dựng chính sách phát triển KCN đang
    đặt ra cấp bách trước yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả các KCN ở nước ta. Việc
    nghiên cứu hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN được đặt ra như một đòi
    hỏi tất yếu, để vừa bảo đảm định hướng phát triển, vừa tăng cường sự quản lý chặt chẽ của
    Nhà nước đối với các KCN, KCX.
    Xuất phát từ sự cần thiết khách quan nói trên, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu:
    “Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay”
    làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Về sách chuyên khảo nghiên cứu hoạch định chính sách của Việt Nam, đến nay có
    một số công trình như: Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và
    vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, giới thiệu sơ lược về nội dung hoạch định chính sách nông nghiệp; Lê Chi
    Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Trường Đại
    học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu một số nội dung chính liên quan đến khái
    niệm chính sách công và các bước hoạch định chính sách công; Nguyễn Hữu Hải (2004),
    Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb
    Đại học quốc gia Hà Nội, chủ yếu đề cập tới một số lý luận cơ bản về khoa học chính sách và
    quy trình chính sách công nói chung, trong đó có liên hệ với thực tiễn Việt Nam
    Bên cạnh đó, đã có một số bài viết về phân tích chính sách công, trong đó có đề cập tới
    một số nội dung hoạch định chính sách công như bài viết “Hoạch định chính sách công-nhân
    tố quyết định phát triển bền vững” của Thạc sỹ Nguyễn Tấn Phát - Đại học quốc gia thành
    phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006 giới thiệu về quy trình
    thủ tục thực hiện chính sách công và bộ máy tác nghiệp, nội dung quản lý việc thực hiện
    chính sách công. Bài viết “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chính sách công” của
    Thạc sỹ Bùi Khắc Hiền – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng trên Tạp chí Kinh tế
    và Phát triển giới thiệu 07 nguyên tắc hoạch định chính sách công dựa theo kinh nghiệm của
    Hoa Kỳ.
    Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về phát triển KCN, tuy nhiên đề cập trực tiếp
    đến nội dung nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển KCN, đến nay mới chỉ có một luận
    3
    án tiến sỹ kinh tế của nghiên cứu sinh Lê Hồng Yến tại Trường Đại học Thương mại năm
    2007 với đề tài “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc
    phát triển KCN Việt Nam - thông qua thực tiễn các KCN miền Bắc”, trong đó có đề xuất một
    số phương hướng và giải pháp sơ bộ nâng cao năng lực hoạch định chính sách phát triển
    KCN ở nước ta.
    Tóm lại, có thể thấy các công trình nghiên cứu về hoạch định chính sách ở Việt Nam
    chỉ mới ở giai đoạn ban đầu và cũng chỉ đề cập một cách hạn hẹp các vấn đề lý luận cơ bản về
    khoa học chính sách và quy trình chính sách công nói chung; chưa làm rõ được những bất cập
    cơ bản, cốt lõi trong thực tiễn hoạch định chính sách ở nước ta. Nội dung về hoạch định chính
    sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ
    thống và khoa học. Do vậy, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Mục đích nghiên cứu của luận án là luận giải cơ sở khoa học về hoạch định chính
    sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam, từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản
    hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở nước ta trong thời gian tới
    - Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Làm rõ một số lý luận cơ bản về chính sách đầu tư phát triển KCN và hoạch định
    chính sách đầu tư phát triển KCN. Từ thực tiễn hoạch định chính sách phát triển KCN của
    một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm mà
    Việt Nam có thể vận dụng.
    + Phân tích thực trạng quy trình hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt
    Nam thời gian qua, từ đó chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải
    quyết trong thời gian tới.
    + Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạch định chính sách đầu
    tư phát triển KCN ở nước ta đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam nói riêng và
    quy trình hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN nói chung.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về nội dung: tập trung nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạch
    định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến
    năm 2020.
    + Về thời gian: luận án tiến hành thu thập tài liệu cho việc đánh giá thực trạng từ năm
    2001 đến năm 2008, làm cơ sở đề xuất giải pháp đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    4
    + Về không gian: Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005, các KCN nằm trong khu
    kinh tế chịu sự điều chỉnh của các cơ chế, chính sách riêng áp dụng cho khu kinh tế. Do đó,
    luận án tập trung nghiên cứu việc xây dựng, ban hành chính sách đầu tư phát triển KCN do
    cấp Trung ương ban hành và áp dụng cho các KCN nằm ngoài khu kinh tế.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của luận án là vận dụng một cách tổng hợp nhiều phương
    pháp nghiên cứu cơ bản định tính và định lượng, bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng
    và duy vật lịch sử, phương pháp điều tra lấy ý kiến thông qua phỏng vấn trực tiếp và gửi
    phiếu điều tra, phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp và so sánh nhằm mô tả,
    phân tích đánh giá thực trạng kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những kết luận có cơ sở
    khoa học cho các giải pháp hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở nước ta
    trong thời gian tới. Đồng thời, luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và
    phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận
    án.
    6. Đóng góp khoa học của luận án
    - Luận án làm rõ nội hàm khái niệm chính sách đầu tư phát triển KCN theo hướng bền
    vững.
    - Xác định vai trò của hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN và những nội dung
    cơ bản của quy trình hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN.
    - Từ thực tiễn hoạch định chính sách phát triển KCN của một số nước và vùng lãnh thổ
    trong khu vực, luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư
    phát triển KCN Việt Nam trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của
    luận án được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1. Một số lý luận cơ bản về hoạch định chính sách đầu tư phát triển
    KCN
    Chương 2. Thực trạng hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam
    Chương 3. Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện hoạch định chính sách
    đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam trong thời gian tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...