Luận Văn Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất tại phòng Tài nguyên và Môi trường

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người, nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Điều đó đã được Luật đất đai khẳng định “Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh.”
    Để đáp ứng được các yêu cầu trong công tác quản lý Đất đai, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách về quản lý Đất đai trong từng giai đoạn phát triển. Mở đầu là Hiến pháp năm 1980 và Luật đất đai 08/01/1988. Tiếp đến là Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai sửa đổi và bổ sung ngày 24/07/1993
    Tuy nhiên, do Luật đất đai được xây dựng trong điều kiện kinh tế đang từng bước hoàn thiện, chưa lường hết được chuyển biến của tình hình dẫn đến đã bộc lộ nhiều hạn chế chưa phù hợp. Vì vậy, sau đó Luật đất đai đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 1998 và năm 2001. Đặc biệt Luật đất đai mới nhất ban hành ngày 26/11/2003 củng cố sâu sắc và toàn diện hơn trong quản lý và sử dụng Đất đai.
    Nhìn chung một cách tổng thể từ khi các chính sách Đất đai ra đời như Luật đất đai, các thông tư, nghị định cho đến nay thì công cụ không thể thiếu được và hỗ trợ đắc lực nhất trong công tác quản lý Nhà nước về Đất đai đó là đăng ký Đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất. Viết tắt là (ĐKĐĐ, cấp GCN QSDĐ)
    Chính vì vậy công tác cấp GCN QSD Đất ở hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc trong cả nước nói chung và trong phạm vi phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang nói riêng. Việc cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng Đất, nó là một vấn đề rất cần thiết - tức là Nhà nước đã giao chính thức quyền sử dụng Đất cho các chủ sử dụng Đất hợp pháp.
    Đăng ký Đất đai ban đầu, cấp GCN QSDĐ là cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ Đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung.
    Nhà nước thực hiện quản lý Đất đai thường xuyên và tạo điều kiện cho người sử dụng Đất yên tâm sử dụng Đất có hiệu quả trên mảnh Đất của mình và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.


    Do công tác cấp GCNQSD Đất ở hết sức cấp thiết nên Đảng và Nhà nước ta, các cơ quan quản lý địa phương cũng rất quan tâm và chú trọng đến vấn đề này. Được thể hiện bằng chủ trương, chính sách, kế hoạch và hơn cả là xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương.
    Như Mác đã nói: “ Đất đai là tài sản mãi mãi của loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sán xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông - lâm nghiệp”
    Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Đất đai và công tác cấp GCN QSDĐ, yêu cầu thực tế của địa phương và được sự nhất trí của khoa Địa chính - trường Cao đẳng Nông Lâm cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Bài – Giảng viên khoa Địa chính. Được sự đồng ý của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang cho phép em thực tập đề tài:“Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đất ” tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang

    MỤC LỤC
    Phần mở đầu 2
    I. Tính cấp thiết của đề tài 2
    II. Mục đích nghiên cứu 4
    Phần I: Báo cáo chỉ đạo thực tế ở địa phương 4
    I. Điều kiện tự nhiên của địa phương. 5
    I.2. Địa hình. 5
    I.3. Đặc điểm khí hậu. 5
    I.4. Nguồn nước. 6
    I.5. Thổ nhưỡng. 6
    II. Điều kiện kinh tế - xã hội 6
    II.1. Tình hình dân số và thu nhập của nhân dân. 6
    II.2. Các ngành nghề chính. 7
    II.3. Cơ sở hạ tầng. 7
    III. Kết quả thực hiện chỉ đạo sản xuất. 11
    III.1. Tình hình quản lý, sử dụng Đất đai của huyện Việt Yên. 11
    III.2. Công tác giải quyết đơn thư tranh chấp 18
    III.3. Công tác cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng Đất 19
    III.4. Công tác dồn điền đổi thửa 20
    IV. Kết luận, đánh giá chung về các yếu tố cơ bản đã điều tra được của huyện Việt Yên. 20
    Phần II. Chuyên đề thực tập 22
    I. Đặt vấn đề của đề tài. 22
    II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22
    II.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước. 22
    II.1.2. Sơ lược tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam. 23
    II.2. Nội dung, phương pháp, mức độ thực hiện : 24
    II.2.1. Nội dung thực hiện: 24
    V.2.2. Phương pháp thực hiện: 24
    II.2.3. Mức độ thực hiện: 25
    III. Kết quả nghiên cứu. 25
    III.1. Lập sổ địa chính. 27
    III.2. Lập sổ mục kê. 27
    IV. Kết luận và đề nghị 29
    IV.1. Kết luận 29
    IV.2. Kiến nghị. 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...