Luận Văn Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất tại xã Nga Nhân - Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó hình thành trước con người, đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại phát triển xã hội loài người.
    Theo Bernard Binns( FAO):” Đất đai là nguồn tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại. Nó là mọi ý nghĩa của sự sống, thiếu đất loài người không thể tồn tại. Mọi sự tồn tại và tiến triển của loài người đều diễn ra trên mặt đất. Nguồn tài nguyên quý báu này sẽ không bao giờ bị kiệt quệ hay bị phá huỷ một khi loài người và các quốc gia trên thế giới thấy hết giá trị của nó. Nguồn tài nguyên đất đã được tích luỹ hàng triệu năm đang bị sử dụng một cách phung phí trong một vài thập kỷ gần đây. Sự phung phí này đang và sẽ ở mức ngày càng gia tăng một khi chưa có các biện pháp xác đáng để ngăn chặn chúng.”
    Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Các tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn theo thời gian và cuối cùng sẽ bị loại bỏ, nhưng đối với đất trong quá trình sử dụng không những không bị hao mòn mà trái lại nếu biết sử dụng thì đất sẽ còn tốt hơn.
    Trong điều kiện đất đai có hạn, sự gia tăng dân số ngày càng nhiều, nhu cầu đòi hỏi của con người về vật chất và tinh thần ngày càng cao. Do đó việc quản lý theo pháp luật và quy hoạch để góp phần xây dựng và củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa là yếu tố cấp bách và thực sự cần thiết trong giai đoạn ngày nay.
    Đất đai có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các nghành sản xuất vật chất của xã hội, tuy vậy với mỗi nghành thì có yêu cầu về đất đai khác nhau. Nhưng đối với đất nông nghiệp thì đất đai lại là tư liệu sản xuất rất cần thiết và không thể thay thế được vì nó không những là vị trí, không gian để sản xuất mà nó còn là chỗ dựa cho cây trồng để cây trồng tạo ra sản phẩm là các loại lương thực thực phẩm cung cấp cho con người, vật nuôi và cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
    Đứng trước tình hình đổi mới trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đất đai trở thành vấn đề quan tâm trong xã hội và đời sống của người dân địa phương. Việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả theo quy hoạch và kế hoạch trở thành một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
    Do đó quản lý đất đai là mục tiêu của mọi quốc gia, mọi thời đại nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất đai của chế độ ấy, đảm bảo được sử dụng đất đai có hiệu quả, giải quyết các mối quan hệ sử dụng đất đai và thực hiện công bằng xã hội.
    Trong điều 18 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 nêu rõ:“ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ quỹ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả”.
    Và sau đó là luật đất đai ban hành năm 1993 là một văn kiện pháp lý quan trọng về đất đai nhằm quy định chế độ quản lý và sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    Năm 2003 luật đất đai ra đời khẳng định lại:” Đất đại thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
    Bởi vậy, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ngày nay là đối tượng cần được xem xét và giải quyết một cách đúng đắn trên cơ sở khoa học và tính tiết kiệm đất đai một cách triệt để, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.
    Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai nhiều lúc nhiều nơi còn bị buông lỏng nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất và đời sống, nảy sinh nhiều tiêu cực xã hội.
    Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường. Điều đó gắn liền với sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế dẫn đến sự thay đổi sơ bản các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là đất ở.
    Chính vì vậy, việc cấp GCNQSD đất càng trở nên cấp thiết. Nhà nước đã ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn công tác cấp GCNQSD đất, xác lập các quan hệ pháp lý giữa người sử dụng đất với Nhà nước, tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai được thuận lợi hơn và chặt chẽ hơn.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên đây. Được sự phân công của khoa Địa chính - Trường Cao Đẳng Nông Lâm – Bắc Giang, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Hải Âu và thầy giáo Đinh Duy Khánh em đã thực hiện đề tài:” Hoàn thiện hồ sơ địa chính - cấp GCNQSD đất” tại xã Nga Nhân - Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hoá thời gian từ ngày 17/02/2012 đến ngày 27/05/2012.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài này là dựa trên những văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước và quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính của Tổng cục Địa Chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với các tài liệu, biểu mẫu, sổ sách chuyên môn, các thông tư hướng dẫn kết hợp với các kiến thức đã học để áp dụng vào công tác thực tế ở địa phương để phục vụ việc cấp GCNQSD đất tại xã.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài:“ Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất”.
    - Nhận thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo đúng pháp luật đã quy định.
    - Tổng hợp đợc kết quả đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa ngời quản lý và ngời sử dụng.
    - Tổng hợp được những biến động về đất đai trong các thời kỳ, việc sử dụng, chu chuyển các loại đất đã hợp lý hay chưa.
    - Điều tra, đánh giá tình hình hiện trạng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn, nhận rõ những ưu điểm về tự nhiên cũng như những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
    Đăng ký đất đai nhằm nắm chắc được đầy đủ, chính xác về diện tích, loại đất, hạng đất sử dụng với từng thửa đất để Nhà nước có cơ sở thống nhất quản lý toàn bộ quỹ đất theo quy hoạch và kế hoạch chung, đảm bảo cho mỗi thửa đất đều được sử dụng đầy đủ, hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
    MỤC LỤC


    Đặt vấn đề 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài:“ Hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất”. 3
    Phần I 5
    Nội dung, phương pháp, mức độ thực hiện. 5
    1. Nội dung nghiên cứu của đề tài. 5
    2. Phương pháp thực hiện. 5
    3. Mức độ thực hiện. 6
    Phần II 7
    Cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn 7
    I. Cơ sở lý luận. 7
    I.1 Sự cần thiết phải lập hồ sơ địa chính trong chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. 7
    I.2 Căn cứ pháp lý. 17
    II. Tình hình thực tiễn của địa phương. 17
    II.1 Hoàn cảnh triển khai. 17
    II.2 Kết quả công tác cấp GCNQSD đất của xã Nga Nhân trong những năm qua. 20
    Phần III 22
    Kết quả nghiên cứu và thảo luận 22
    I. Điều kiện tự nhiên. 22
    I.1. Vị trí địa lý. 22
    I.2. Điều kiện địa hình. 22
    I.3. Khí hậu. 22
    I.4 Nông hóa thổ nhưỡng. 24
    I.5 Thủy văn- nguồn nước. 25
    I.6 Thảm thực vật. 25
    II. Điều kiện kinh tế – xã hội. 25
    A. Điều kiện kinh tế. 25
    1. Cơ cấu kinh tế. 25
    2. Tình hình sản xuất các ngành. 27
    B. Điều kiện xã hội. 32
    1. Tình hình văn hóa xã hội. 32
    2. Tình hình dân số lao động. 33
    3. Phân bố dân cư và khu trung tâm. 34
    C. Hiện trạng sử dụng đất. 34
    1. Tình hình quản lý và sử dụng đất. 34
    2. Hiện trạng sử dụng đất. 42
    3. Tình hình biến động đất đai. 46
    4. Đánh giá chung. 48
    IV. Kết quả công tác “ Hoàn thiện hồ sơ địa chính – cấp GCNQSD đất”. 49
    IV.1 Trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn. 49
    IV.2 Quy trình đăng ký đất ban đầu – lập hồ sơ địa chính - cấp GCNQSD đất. 50
    IV.3 Kế hoạch cấp GCNQSD đất của xã. 52
    IV.4 Nội dung thực hiện. 52
    IV.5 Lập và ghi sổ địa chính. 65
    IV.6 Đánh giá kết quả sử dụng đất trong những năm qua. 69
    Phần IV 71
    Kết luận và kiến nghị 71
    1. Kết luận. 71
    2. Kiến nghị: 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...