Tài liệu Hoàn thiện hình thức chế độ tiền lương , tiền thưởng ở công ty Xi măng Bút Sơn

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện hình thức chế độ tiền lương , tiền thưởng ở Cty Xi măng Bút Sơn



    ​LỜI NÓI ĐẦU

    Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, vấn đề trả công lao động bao gồm các vấn đề chủ yếu là trả lương trả thưởng đang là một trong những vấn đề nóng bỏng cần được giải quyết hợp lý. Tiền lương, tiền thưởng là là một yếu tố vật chất quan trọng, kích thích người lao động trong việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, động viên người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải tiến kỹ thuật, hợp lý các khâu trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu gắn trách nhiệm của người lao động với công việc . Để đạt được hiệu quả cao trong lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vấn đề trả công lao động đã không tồn tại trong một phạm vi của doanh nghiệp, Công ty, mà nó còn trở thành vấn đề của xã hội cần được Nhà nước quan tâm, giải quyết. Mặt khác vấn đề trả công lao động còn góp phần quan trọng trong việc sắp sếp, ổn định lao động trong toàn xã hội.

    Tuy nhiên, vấn đề trả công lao động phải gắn liền với quy luật phân phối theo lao động, nếu lạm dụng khuyến khích người lao động thông qua việc trả công lao động sẽ phản lại tác dụng và gây ra sự chênh lệch về thu nhập trong xã hội giữa các loại lao động và các doanh nghiệp. Vì vậy công tác trả công lao động luôn là một vấn đề quan trọng. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty hiện nay luôn đặt ra câu hỏi nên áp dụng hình thức trả công lao động như thế nào cho phù hợp với tính chất đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty đó để có thể phát huy tiềm lực tối đa hiện có cũng như kích thích người hăng say lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    Trong đợt thực tập tại Công ty tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện hình thức chế độ tiền lương, tiền thưởng ở Công ty Xi măng Bút Sơn".

    Để hoàn thiện được nội dung của đồ án này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Đỗ Văn Phức, giáo viên hướng dẫn trực tiếp của các cô, các chú ở Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế toán - Tài chính và các Phòng ban khác trong Công ty.

    Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đó của các cô, các chú, các thầy.

    PHẦN I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG


    I. BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA QUỸ LƯƠNG

    - Bản chất của quỹ tiền lương

    Quỹ tiền lương là tổng số tiền mà Công ty dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi Công ty mình phụ trách.

    + Quỹ tiền lương được chia thành 2 bộ phận là bộ phận cơ bản và bộ phận biến đổi.

    Bộ phận cơ bản gồm tiền lương cấp bậc có nghĩa là mức tiền lương do các thang bảng lương của từng ngành, từng xí nghiệp quy định hệ thống thang bảng lương này do Nhà nước quy định ban hành hoặc do xí nghiệp, các hợp tác xã tự tính trên cơ sở tham khảo thang bảng lương của Nhà nước quy định.

    Bộ phận biến đổi bao gồm các loại phụ cấp, các loại tiền thưởng nằm cạnh tiền lương cơ bản.

    Quan hệ giữa hai bộ phận này từ 70-75% tiền lương cơ bản và từ 25 - 30% là bộ phận tiền lương biến đổi.

    + Tiền lương thời kỳ báo cáo và tiền lương thời kỳ kế hoạch: tiền lương thời kỳ báo cáo là những số liệu về tiền lương thực tế trong thời kỳ báo cáo; tiền lương kỳ kế hoạch là những số liệu tính toán dự trữ để đảm bảo kế hoạch sản xuất, đảm bảo quỹ tiền lương để trả cho kỳ sắp tới. Những con số ở đây đều là những con số dự kiến trước. Cho nên giữa kế hoạch và thực tế thực hiện sẽ có nhưng sai lệch. Tuy nhiên những con số, tính toán nó dựa vào mẫu căn cứ sau:

    1- Nhiệm vụ sản xuất kì kế hoạch (giá trị tổng sản lương, chủng loại sản phẩm phải sản xuất).

    2- Năng suất lao động của từng loại công nhân.

    3- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch năng xuất lao động, số người làm việc ở thời kì đã qua (tham khảo để tính toán kì kế hoạch).

    + Kết cấu chi tiết về các khoản mục thuộc thành phần quỹ tiền lương. Kết cấu này có thể thay đổi một số khoản mục tuỳ theo từng nước, từng ngành, từng Công ty không bắt buộc phải giống nhau.

    * ý nghĩa của quỹ tiền lương:

    Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với công ty và người lao động.

    + Đối với công ty: tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm, các công ty phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương. Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người nhân viên đối với công ty.

    Tiền lương là một phương tiện kích thích và động viên người lao động rất hiệu quả nhờ chức năng đòn bẩy kinh tế tạo nên sự thành công công ty trên thị trường.

    + Đối với người lao động: tiền lương là phận thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ. Tiền lương là một bằng chứng cụ thể, thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín, địa vị của mình trong xã hội. Tiền lương còn một phương tiện để đánh giá là mức độ đối xử của chủ công ty đối với người lao động đã bỏ sức lao động cho công ty.


    II. TIỀN LƯƠNG LÀ BỘ PHẬN CHÍNH CỦA QUĨ LƯƠNG:

    1. Khái niệm về tiền lương

    Tiền lương hay tiền công là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh mối quan hệ về kinh tế trong việc trả lương, trả công cho người lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả của lao động , những mối quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ về tư liệu sản xuất quyết định. tiền lương là vấn đề quan trọng trong các hoạt động kinh tế. Nó quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến quá quá trình tái sản xuất xã hội, đặc biệt là tái sản xuất.

    Trong xã hội tư bản thì tiền công hay tiền lương chính là sự thể hiện sức lao động là giá cả của sức lao động, nhưng thực chất thì nhà tư bản trả cho người công nhân tiền công nhỏ hơn giá trị sức lao động anh ta bỏ ra và nhà tư bàn cướp không giá trị thặng dư đó. Tiền lương dưới CNXH là một phần của thu nhập quốc dân, điều đó có nghĩa là ở tầm vĩ mô chỉ được phép phân phối cho tiêu dùng trong phạm vi thu nhập quốc dân sản xuất. Tốc độ tăng tiền lương bình quân không được cao hơn tốc độ tăng năng xuất lao động bình quân. Trong một giai đoạn đặc biệt ngắn, nguyên tắc này có thể bị vi phạm, nhưng trong một thời gian ngắn nguyên tắc này có thể bị vi phạm, nhưng trong một thời gian dài đó là quy luật thép cho cả tầm vĩ mô và vi mô. tiền lương là bộ phận của thu nhập quốc dân, được nhà nước phân phối cho người lao động, vì thế nó chịu ảnh hưởng của hàng loạt các nhân tố: Trình độ phát triển sản xuất, quan hệ tích luỹ và tiêu dùng trong từng thời và chính sách của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị trong thời kỳ đó. Trên đây ta thấy vai trò của nhà nước đối với vấn đề tiền lương cho người lao động đã thay thế vai trò của thị trường và nhà nước dưới Chủ nghĩa Tư bản. Vì từ trước đến nay ta quan niệm rằng dưới CNXH ở nước ta sức lao động không còn là hàng hoá. Nhà nước đã căn cứ vào điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ và các yêu cầu về tái sản xuất sức lao động cho người lao động (độ phức tạp của lao động và sức tiêu hao lao động) cũng như các chính sách mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, chiến lược về cơ cấu ngành nghề, để tính chính sách tiền lương chung toàn bộ nền kinh tế từ các đơn vị hành chính sự nghiệp đến các đơn vị sản xuất kinh doanh.

    Trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, sức lao động trở thành hàng hoá vì tồn tại các điêu kiện mang tính chất tiền đề để sức lao động trở thành hàng hoá đó là sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất, người lao động có quyền tự do làm chủ sức lao động của mình. Trong các thành phần kinh tế tư nhân cũng như nhà nước giám đốc, công nhân, người làm thuê đều là người bán sức lao động và được trả công.

    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay thực chất của tiền lương được nhìn nhận từ nhiều khâu của quá trình tái sản xuất.

    Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình tái sản xuất nên tiền công là giá cả của sức lao động và là phạm trù của sản xuất yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi thực hiện quá trình lao động và sản xuất:

    Sức lao động là hàng hoá, nên tiền lương là phạm trù của trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang giá với các tư liệu sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản xuất lao động.

    Sức lao động là một yếu tố của một quá trình tái sản xuất cần phải bù đắp sau khi đã hao phí nên tiền công phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí lao động, hiệu quả lao động của người lao động, do đó tiền công là phạm trù của phân phối.

    Sức lao động cần phải được tái sản xuất thông qua việc sử dụng các tư liệu sinh hoạt, thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền công là một phạm trù của tiêu dùng.

    Như vậy tiền công hay tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm chức năng sau:

    2. Các chức năng tiền lương của các công ty

    Tiền lương có các chức năng cơ bản sau:

    + Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động (bao gồm cả tái sản xuất đơn tức tức khôi phục lại sức lao động và tái sản xuất mở rộng sức lao động). Điều này có nghĩa là: Với tiền lương, người lao động không chỉ đủ sống mà còn dư để nâng cao trình độ về mọi mặt cho bản thân con cái họ, thậm chí có một phần nhỏ để tích luỹ.

    + Chức năng kích thích người lao động: tiền lương đảm bảo và góp phần tác động để tào ra cơ cấu lao động hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế , khuyến khích phát triển kinh tế ngành và lãnh thổ. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế, thu hút người lao động hăng say làm việc, là động lực thúc đẩy tăng năng xuất, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể và công việc.

    + Chức năng thanh toán của tiền lương: Dùng tiền lương để thanh toán các khoản chi tiêu phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, giúp cho người lao động có quyền tính toán các khoản sẽ hết bao nhiêu và họ sẽ tự điều chỉnh cân đối chi tiêu cho hợp lý với số tiền họ nhận được khi kết thúc một quá trình lao động.

    + Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động, Chức năng này là sự biểu hiện của quy luật phân phối theo lao động.

    3. Các nguyên tắc trả lương

    Để phát huy tốt tác dung tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả của các Công ty, khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

    + Bảo đảm tái xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động

    + Làm cho năng xuẩt lao động không ngừng nâng cao.

    + Đảm bảo tính đơn giản, dễ tính, dễ hiểu.

    Xuất phát từ các yêu cầu trên, công tác tổ chức tiền lương phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

    Nguyên tắc 1: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh.

    Nguyên tắc này được đề ra dựa trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động.

    Nội dung của nguyên tắc này là trong cùng một điều kiện làm việc, cùng loại công việc của quá trình sản xuất, những công việc hao phí lao động sản xuất như nhau, lao động ngang nhau thể hiện khi so sánh thời gian lao động, cường độ lao động, trình độ thành thạo của người lao động. Sự so sánh đó là cơ sở phân biệt đóng góp mức lao động. Nội dung được thể hiện cụ thể là trong khi trả lương cho người lao động không phân biệt là nam hay nữ, già trẻ, không phân biệt dân tộc hay tôn giáo.

    Đây là nguyên tắc quan trọng của tổ chức tiền lương với nguyên tắc này tiền lương mới thực hiện được yêu cầu của quy luật phân phối theo lao động.

    Mặt khác, thực hiện nguyên tắc này có tác dụng kích thích người lao động hăng hái sản xuất, góp phần nâng cao sản xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...