Thạc Sĩ Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động,thực vật (L

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: "Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động,thực vật (Luận văn Thạc sỹ 11 trang)"

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    An toàn thực phẩm (từ đây viết tắt là ATTP) là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi nó là vấn đề trung tâm liên quan đến cuộc sống của mọi người trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và sự phát triển nòi giống của con người. Đảm bảo ATTP chính là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cải tạo giống nòi, tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc phát triển quốc gia. Do vậy, ATTP được các quốc gia trên thế giới quan tâm và quản lý đặc biệt.
    Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định để quản lý, kiểm soát việc thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn; bảo đảm an toàn dịch bệnh động, thực vật trong lãnh thổ của quốc gia; kiểm soát các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi (vật tư nông nghiệp) sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt có nguy cơ gây mất ATTP; kiểm soát các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được sử dụng trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm; bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, lưu thông thực phẩm. Toàn bộ các nội dung nêu trên gọi là an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật (gọi tắt là an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật - ATVSDBĐTV).
    Chi tiết hơn, năm 2002, khi Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm đầu tiên của nước ta được ban hành, cùng với Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001), Pháp lệnh Thú y (2004), Pháp lệnh giống vật nuôi (2004), Pháp lệnh giống cây trồng (2004) đã tạo cơ sở pháp lý để hình thành hệ thống văn bản quản lý nhà nước (sau đây viết tắt là VBQLNN) về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Trên cơ sở đó, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều VBQLNN tạo thành hệ thống các VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV làm cơ sở pháp lý, chỉ đạo, điều hành, quản lý các hoạt động về ATVSDBĐTV. Đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được ban hành ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ và phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Trên cơ sở đó, hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV ngày được nâng cao.
    Hoàn thiện thể chế pháp luật nói chung là vấn đề bức thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, việc xây dựng mới cũng như việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là VBQPPL) diễn ra khá phổ biến.
    Đối với lĩnh vực ATVSDBĐTV cũng không là ngoại lệ. Các quy tắc quản lý chứa đựng trong nhiều văn bản quản lý được sửa đổi, bổ sung, cá biệt có những văn bản được sửa đổi, bổ sung nhiều lần với mục đích hoàn thiện các quy tắc để quản lý. Tuy vậy, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy các quy định quản lý về lĩnh vực ATVSDBĐTV rất phức tạp, khó tiếp cận một cách đầy đủ và chính xác, việc tra cứu văn bản pháp luật gặp nhiều khó khăn để xác định văn bản nào còn hoặc hết hiệu lực. Mặt khác, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV do các cơ quan QLNN ở Trung ương ban hành vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều kẽ hở, bất cập, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau. Đặc biệt là hệ thống các tiêu chuẩn về ATTP chưa phù với Hiệp định An toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật (Agreement on Sanitary and Phytosanitary Meansures - SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) và một số điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
    Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu chi tiết và đánh giá hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV nhằm phát hiện những bất hợp lý, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống văn bản nêu trên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV là yêu cầu rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Nghiên cứu hệ thống văn bản nói chung và hệ thống VBQLNN nói riêng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành khác nhau như: luật học, văn bản học, hành chính học. Chi tiết các nghiên cứu này gồm có:
    - Đỗ Ngọc Hải (2004), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội;
    - Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy, Nxb. Lao động, Hà nội;
    - Hà Quang Thanh (2009), Hoàn thiện quy trình ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương cấp tỉnh, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà nội;
    - Nguyễn Văn Thâm (2010), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội.
    - Nguyễn Hữu Tri, Võ Văn Tuyển (1998), Những vấn đề cơ bản về văn bản học, Nxb. Thống kê, Hà nội;
    - Bùi Khắc Việt (1998), Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội.
    Bên cạnh đó, về lĩnh vực này hiện đang thu hút sự chú ý và đặt ra các đề tài cụ thể để nghiên cứu của nhiều luận văn cao học quản lý hành chính công tại Học viện Hành chính.
    Có thể thấy, dù đã có nhiều nghiên cứu của những tác giả khác nhau về hoàn thiện văn bản QLNN ở phương diện chung hoặc ở một cơ quan, địa phương cụ thể. Tuy vậy, các nghiên cứu đã nêu không đi sâu vào phân tích cấu trúc hệ thống, phạm vi hệ thống VBQLNN, đặc biệt hệ thống văn bản phức tạp mang tính đa ngành, đa lĩnh vực như hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV, điều đó cho thấy đây là nội dung cần được nghiên cứu làm sáng tỏ.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    Mục đích cơ bản của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV trong tình hình hiện nay và phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể dưới đây:
    - Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.
    - Đánh giá thực trạng hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV nhằm làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống văn bản này.
    - Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.
    Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu là hệ thống VBQLNN chuyên ngành, do đó phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định là hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV do các cơ quan QLNN có thẩm quyền ở Trung ương ban hành từ năm 2006 tới nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về hoàn thiện nhà nước và pháp luật làm cơ sở lý luận.
    Để triển khai nội dung cụ thể của luận văn, những phương pháp: phương pháp so sánh; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp thu thập và phân tích tài liệu và một số phương pháp khác đều được đã được áp dụng.
    5. Đóng góp của luận văn
    - Luận văn phân tích, làm rõ cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn của hệ thống văn bản QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV góp phần hướng tới thực hiện ý nghĩa kế hoạch công tác hợp nhất và pháp điển hóa VBQPPL chuyên ngành.
    - Nghiên cứu đề xuất mới cấu trúc hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.
    - Các giải pháp hoàn thiện hệ thống QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV là góp phần thiết thực nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức và công dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
    - Hiện thực hóa lý luận đánh giá và tổ chức sử dụng VBQLNN nói chung cũng như hệ thống VBNLNN chuyên ngành.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu mang tính chất dẫn luận, giới thiệu khái quát về luận văn, phần chính của luận văn với 3 chương, gồm:
    Chương 1. Tổng quan hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật.
    Chương 2. Thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật.
    Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật.
    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang phụ bìa[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Lời cam đoan.[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Lời cảm ơn[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Mục lục[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Bảng các chữ cái viết tắt[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Danh mục các bảng[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Danh mục các sơ đồ[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.[/TD]
    [TD]Tính cấp thiết của đề tài[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.[/TD]
    [TD]Tình hình nghiên cứu[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.[/TD]
    [TD]Mục đích, nhiệm vụ của đề tài[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.[/TD]
    [TD]Đối tượng và phạm vi nghiên cứu[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.[/TD]
    [TD]Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.[/TD]
    [TD]Những đóng góp của luận văn[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7.[/TD]
    [TD]Kết cấu của luận văn[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1[/TD]
    [TD]TỔNG QUAN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH, DỊCH BỆNH ĐỘNG, THỰC VẬT[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.[/TD]
    [TD]Những vấn đề chung về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1.[/TD]
    [TD]Khái niệm về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2.[/TD]
    [TD]Nội dung về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.3.[/TD]
    [TD]Nguyên tắc về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.[/TD]
    [TD]Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1.[/TD]
    [TD]Khái niệm hệ thống văn bản quản lý nhà nước[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2.[/TD]
    [TD]Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3.[/TD]
    [TD]Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.1.[/TD]
    [TD]Thực hiện quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.2.[/TD]
    [TD]Thống nhất các quy tắc, quy phạm cần thiết để quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.3.[/TD]
    [TD]Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.4.[/TD]
    [TD]Phù hợp thông lệ quốc tế trong hội nhập[/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Tiểu kết chương 1[/TD]
    [TD]35[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2[/TD]
    [TD]THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH, DỊCH BỆNH ĐỘNG, THỰC VẬT[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.[/TD]
    [TD]Kết quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1.[/TD]
    [TD]Hình thành hệ thống quy phạm để quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2.[/TD]
    [TD]Hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.[/TD]
    [TD]Những hạn chế, bất cập của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1[/TD]
    [TD]Xây dựng hệ thống công cụ pháp lý phục vụ yệu cầu quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2.[/TD]
    [TD]Xây dựng tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3.[/TD]
    [TD]Quy định điều kiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]79[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.3.[/TD]
    [TD]Đánh giá hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]81[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1.[/TD]
    [TD]Ưu điểm[/TD]
    [TD]81[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2.[/TD]
    [TD]Hạn chế, khuyết điểm[/TD]
    [TD]82[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.3.[/TD]
    [TD]Nguyên nhân[/TD]
    [TD]83[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Tiểu kết chương 2[/TD]
    [TD]85[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3[/TD]
    [TD]GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH, DỊCH BỆNH ĐỘNG, THỰC VẬT[/TD]
    [TD]87[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.1.[/TD]
    [TD]Quan điểm của Đảng và Nhà nước[/TD]
    [TD]87[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.[/TD]
    [TD]Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]90[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1.[/TD]
    [TD]Thống nhất thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]90[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2.[/TD]
    [TD]Hệ thống hóa văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]95[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.3.[/TD]
    [TD]Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia làm công tác xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật[/TD]
    [TD]103[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Tiểu kết chương 3[/TD]
    [TD]105[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]108[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]111[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Luật An toàn thực phẩm (2010).
    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Đề án đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rau, quả, chè, thịt giai đoạn 2009 – 2015, Hà nội.
    3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến năm 2015 định hướng đến năm 2020, Hà nội.
    4. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2011), Báo cáo Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010, Hà nội.
    5. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 2011 và kế hoạch công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản 2012, Hà nội.
    6. Đỗ Ngọc Hải (2004), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội.
    7. Học viện Hành Chính (2007), Giáo trình hành chính công.
    8. Học viện Hành Chính (2008), Giáo trình kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản.
    9. Học viện Hành Chính (2008), Giáo trình nhà nước và pháp luật.
    10. Lưu Kiếm Thanh (2002), Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước, xuất bản lần 2, nxb Thống kê.
    11. Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy, Nxb. Lao động, Hà nội;
    12. Hà Quang Thanh (2009), Hoàn thiện quy trình ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương cấp tỉnh, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà nội;
    13. Nguyễn Văn Thâm (2010), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, xuất bản lần thứ 5, nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
    14. Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
    15. Nguyễn Hữu Tri, Võ Văn Tuyển (1998), Những vấn đề cơ bản về văn bản học,nxb Thống kê
    16. Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp (2011), Báo cáo Điều tra năng lực hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,Hà nội.
    17. Bùi Khắc Việt (1998), Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
    Tiếng Anh:
    18. CODEX Alimentarius (1995), Codex general standard for food additives
    19. FAO (2006), Food safety risk analysis.
    20. WTO (1994), Agreement on Sanitary and phytosanitytary measures.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...