Đồ Án Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế Bảo hiểm)
    Thực hiện: 2010
    Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định; PGS.TS. Bùi Huy Thảo

    Những đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật

    Để hướng tới mục tiêu hoàn thiện công tác tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cần có quan điểm toàn diện về hệ thống tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội, đồng thời phải vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài. Luận án đã đưa ra quan điểm về vấn đề này như sau:
    Thứ nhất: Hệ thống tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội là một hệ thống các bộ phận có liên quan với nhau, cùng phối hợp để giải quyết quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động và gia đình họ khi có rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người lao động.
    Thứ hai: Các mối quan hệ của hệ thống tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội bao gồm: quan hệ cùng cấp, quan hệ trên dưới, quan hệ khác (với kho bạc, ngân hàng ); qua đó, luận án đã khái quát mô hình tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội.
    Thứ ba: Rút ra 5 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội:
    - Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội phải linh hoạt, mềm dẻo và phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
    - Cần phải có bộ phận chuyên trách để thực hiện chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội.
    - Về lâu dài nên chọn lọc phương thức chi trả gián tiếp là chủ yếu.
    - Phải thận trọng khi giao cho người sử dụng lao động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
    - Loại hình bảo hiểm xã hội tư nhân không nên áp dụng.

    Những đóng góp mới về mặt thực tiễn được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án
    Một là: Trong hệ thống tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội, bộ phận chi ở bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và cấp huyện chưa phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Cho nên, vấn đề quản lý và theo dõi sự biến động của các đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội chưa chặt chẽ.
    Hai là: Trong hoạt động chi trả bảo hiểm xã hội, luận án đã phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn tại như: việc lập kế hoạch chi còn có những sai sót, báo cáo quyết toán chậm, công tác hướng dẫn kiểm tra còn chưa sâu sát, phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt còn thiếu, mạng lưới thông tin chưa được phủ khắp các tỉnh, thành, lệ phí chi trả thấp, còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa làm tròn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động chi trả và quyền lợi của các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội.
    Ba là: Để hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới, luận án đề xuất đồng bộ các giải pháp nhằm giúp cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm:
    - Ở cấp tỉnh, bộ phận chi trong phòng Kế hoạch tài chính phải được tách ra thành Phòng chi thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh. Khi đó, phòng Kế hoạch tài chính chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác kế hoạch tổng hợp, xây dựng cơ bản, công tác thống kê, bảo mật Còn việc lập dự toán và thanh quyết toán chi bảo hiểm xã hội, quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh sẽ do Phòng chi thực hiện.

    - Ở cấp huyện, cán bộ kế toán và các cán bộ chuyên môn khác như : thủ quỹ, cán bộ thu bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện công việc chuyên môn của mình. Còn việc chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội phải tách ra và giao cho cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giải quyết.
    - Ở cấp xã, có bộ phận đảm nhận công tác bảo hiểm xã hội xã. Việc quản lý đối tượng tham gia và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng như việc chi trả trợ cấp do bộ phận này đảm nhiệm. Trước mắt, có thể là một người đảm nhiệm từ một đến hai xã. Khi đối tượng tham gia và thụ hưởng ngày càng đông, có thể thành lập phòng bảo hiểm xã hội cấp xã (đến 2015 khi thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có thể thành lập).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...